Bàn về nguồn chứng cứ lời khai của người làm chứng
09/10/2017
Chứng cứ là một chế định trung tâm của Điểm neopháp luật tố tụng hình sự. Chứng cứ không chỉ đóng vai trò xác định sự thật khách quan của vụ án mà còn phản ánh bản thân quá trình xác định sự thật khách quan đó. Trong hoạt động tố tụng hình sự, các cơ quan tố tụng chỉ có thể xác định các tình tiết của vụ án bằng chứng cứ để từ đó có phương án giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, đồng thời loại trừ, phủ định các sự kiện, hiện tượng đã không xảy ra hoặc không liên quan đến vụ án.
Pháp luật về thương mại điện tử, một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
09/10/2017
Thương mại điện tử (TMĐT) về cơ bản là việc ứng dụng các phương tiện điện tử vào hoạt động kinh doanh, thương mại. Hiện nay, mạng lưới Internet phát triển và phổ cập rộng rãi, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh trực tuyến phát triển và mang lại cho chủ thể kinh doanh những giá trị và lợi ích to lớn. Chủ thể tham gia hoạt động TMĐT bên cạnh việc tuân thủ các quy định trực tiếp về TMĐT, còn phải thực hiện các quy định pháp luật liên quan khác như đầu tư kinh doanh, thương mại, dân sự. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về TMĐT trở nên cần thiết và cấp bách. Pháp luật về TMĐT được xem là công cụ pháp lý bảo vệ, định hướng chủ thể kinh doanh, tạo ra môi trường kinh doanh thông qua TMĐT an toàn.
Bàn về một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
05/10/2017
Chế định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định từ Điều 114 đến Điều 131, Chương thứ VIII Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 là cơ sở pháp lý quan trọng cho Toà án trong việc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án. So với các biện pháp khác được Tòa án áp dụng trong quá trình tố tụng dân sự, biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) có những điểm khác biệt, vừa mang tính khẩn cấp, vừa mang tính tạm thời.
Một số suy nghĩ về thủ tục Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở
05/10/2017
Ở nước ta hiện nay có những hình thức hòa giải khác nhau: Hòa giải tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, hôn nhân và gia đình, hòa giải các tranh chấp về lao động, hòa giải bằng trọng tài thương mại, hòa giải bằng trung tâm hòa giải thương mại, hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư thông qua hòa giải cơ sở, hòa giải của Ủy ban nhân dân cấp xã...
Bàn về nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; định giá, thẩm định giá trong BLTTDS năm 2015
02/10/2017
Mặc dù, Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015, không quy định cụ thể đương sự có quyền yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ cũng như định giá tài sản tranh chấp, nhưng tại khoản 2 của Điều này, quy định một trong những nghĩa vụ của đương sự là nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật. Tại Mục 2, Chương IX của Bộ luật này, quy định về các chi phí tố tụng khác, mà theo đó, các chi phí tố tụng khác bao gồm: Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí ủy thác tư pháp trong nước; chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; chi phí giám định; chi phí định giá tài sản; chi phí người làm chứng; chi phí cho người phiên dịch, luật sư; quy định cụ thể về chi phí tố tụng. (từ Điều 151 đến Điều 169 BLTTDS năm 2015).
Quy định của pháp luật về bản án, quyết định được thi hành và kinh nghiệm quốc tế có liên quan
28/09/2017
Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đã khẳng định: “Xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành” là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược cải cách tư pháp. Trên cơ sở đó, Hiến pháp năm 2013 cũng đã quy định: “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”[1].