Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII: Thông qua 3 Dự Luật, 1 Nghị quyết 18/06/2009

Chiều qua 17/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 3 Dự án luật (Luật Lý lịch Tư pháp, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quản lý nợ công) và Dự thảo Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010. Trước đó, buổi sáng Quốc hội đã thảo luận về Dự án Luật Viễn thông.

Công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm có dấu hiệu trái pháp luật: Kiểm tra viên văn bản – tại sao không? (Bài 3) 15/06/2009

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 135/2003/NĐ-CP về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật đang được Bộ Tư pháp đăng tải lấy ý kiến trên Cổng thông tin của Bộ. Bên cạnh những nội dung cũ được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, dự thảo đã đưa ra được nhiều nội dung mới để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn công tác kiểm tra xử lý văn bản quy phạm có dấu hiệu trái pháp luật hiện nay.

Công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm có dấu hiệu trái pháp luật: Nguyên nhân – không chỉ có một (Bài 2) 15/06/2009

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc các cơ quan quản lý Nhà nước cho ra đời những văn bản quy phạm pháp luật sai trái. Nhưng, tiếc rằng, cho đến nay, vì nhiều lý do những nguyên nhân này vẫn công nhiên tồn tại thay vì được khắc phục,  xứ lý tận gốc...

Công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm có dấu hiệu trái pháp luật: Thấy gì từ thực tế? (Bài 1) 15/06/2009

Sau 5 năm thực hiện, cùng với sự khởi sắc trong hoạt động của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp, có thể nói Nghị định 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 về kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật đã hoàn thành sứ mệnh của mình với nhiều “tiếng còi” chính xác điểm mặt, chỉ tên các VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật, gây thiệt hại cho đời sống, người dân. Tuy nhiên, cùng từ những hoạt động hiệu quả của Nghị định 135, có thể thấy còn khá nhiều vấn đề xuất phát từ thực tiễn của công tác kiểm tra văn bản.

Ông Trần Văn Quảng – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp: Thông tư 01 sẽ đi vào thực tiễn suôn sẻ, hiệu quả 15/06/2009

Như vậy là sau một thời gian chuẩn bị Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT – BTP –BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện và công tác tư pháp của UBND cấp xã (gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01) đã được ký kết và có hiệu lực. Đối với nhiều cán bộ tư pháp, đặc biệt là ở địa phương, Thông tư này thực sự là một tín hiệu vui vì từ nay tình trạng thiếu cán bộ, công việc quá tải – vốn vẫn là vấn đề vướng mắc thường trực trước nay của ngành – sẽ được giải quyết.

Dự thảo Luật Tiếp cận thông tin: Báo chí nên là một kênh thực hiện luật 11/06/2009

Với mục tiêu xây dựng một đạo luật khung về quyền tiếp cận thông tin (TCTT), dự thảo Luật TCTT đã đặt ra rất nhiều vấn đề tranh cãi. Đáng chú ý là các vấn đề liên quan đến đối tượng có nghĩa vụ cung cấp thông tin, quyền TCTT của người dân trong mối quan hệ với các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và bí mật đời tư…

PGS - TS Đàm Đức Vượng - Viện trưởng Viện khoa học nghiên cứu nhân tài, nhân lực: Trí thức Việt Nam muốn được bảo vệ bằng chính pháp luật Việt Nam 03/06/2009

Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp giai đoạn 2011-2020 là một trong những nội dung của Đề tài cấp Nhà nước “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011-2020” (Mã số: KX.04.16/06-10) đang được xúc tiến nghiên cứu, thực hiện. Là Chủ nhiệm đề tài và cũng là người đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, PGS - TS Đàm Đức Vượng - nguyên Chánh Văn phòng Hội đồng lý luận trung ương, Viện trưởng Viện khoa học nghiên cứu nhân tài, nhân lực đã có đôi lời nhận định về thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam trong các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp hiện nay: