Quan điểm của một số nước trên thế giới về Cơ quan thuộc Chính phủ 26/05/2009

Để đảm bảo tính năng động của hoạt động hành chính đáp ứng các yêu cầu đặt ra của đời sống kinh tế, xã hội, trong cơ cấu của Chính phủ (Nội các) của hầu hết các nước ngoài các Bộ, cơ quan ngang bộ còn tồn tại một số cơ quan trực thuộc (sau đây gọi tắt là các cơ quan thuộc Chính phủ) khác có tính chất dễ điều chỉnh, thay đổi hơn tổ chức chặt chẽ của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ. Các cơ quan này có chức năng hết sức đa dạng, có loại đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước tương tự như các Bộ, cơ quan ngang Bộ, có loại chỉ đơn thuần là cơ quan hành chính - sự nghiệp, có loại là cơ quan giúp việc cho Chính phủ. Chính vì chức năng đa dạng và phong phú như vậy nên việc tổ chức loại cơ quan này ở các nước rất khác nhau. Đây có thể coi là loại cơ quan có tính đặc thù cao nhất trong các cơ quan trung ương ở các nước, nó đặc biệt phụ thuộc vào cấu trúc Nhà nước, điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và hoàn cảnh phát triển của từng quốc gia.

Sửa đổi Bộ luật Hình sự: Chiếm đoạt 2 triệu đồng mới bị xử lý hình sự 26/05/2009

Dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS đã được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 4 QH XII. Tuy nhiên do còn nhiều ý kiến khác nhau nên trong chương trình làm việc hôm qua, 25/5 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội tiếp tục thảo luận về một số nội dung quan trọng của Dự thảo Luật này.

Trợ giúp pháp lý cho người lao động di cư: Cần những bước tiến tích cực hơn 26/05/2009

Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), hiện đã có khoảng 500 nghìn người lao động (NLĐ) Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Không ít NLĐ Việt Nam ở nước ngoài không được bảo đảm về môi trường làm việc và điều kiện sống hay chính bản thân họ vi phạm pháp luật của nước sở tại. Bảo vệ quyền con người, quyền được hưởng lợi ích chính đáng của NLĐ thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) là một trong những giải pháp rất đáng được quan tâm. Tuy nhiên, giải pháp đó chưa phải đã được các nước thực hiện một cách toàn diện và sâu rộng.

Xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ ngành luật thời hội nhập - Không thể dựa vào cảm tính (Tiếp theo) 25/05/2009

Việc xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ đối với bất kỳ ngành khoa học nào cũng phải căn cứ trước hết vào các quy định pháp luật hiện hành về giáo dục - đào tạo như: Luật Giáo dục năm 2005, Điều lệ Trường đại học năm 2003, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ ngành Luật thời hội nhập - Khó hay dễ? 25/05/2009

Giáo dục đại học ở Việt Nam đang đứng trước những thách thức không nhỏ từ yêu cầu của xã hội, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt giáo dục đại học của Việt Nam đang tụt hậu khá xa so với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Một trong những giải pháp được nhắc tới nhiều trong giai đoạn hiện nay là việc chuyển từ hệ thống đào tạo truyền thống vốn có sang đào tạo theo tín chỉ - một mô hình chúng ta học tập từ các trường đại học của nước ngoài. Phương thức đào tạo theo tín chỉ hiện đang được đánh giá là phương thức đào tạo tiên tiến với nhiều ưu điểm. Cũng như các ngành đào tạo khác trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam, ngành luật cũng cần chuyển sang hình thức đào tạo theo tín chỉ.

Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật Lý lịch tư pháp 25/05/2009

Vấn đề quan trọng không phải là giao cơ quan nào quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (LLTP) mà làm sao phải đơn giản, thuận tiện nhất cho người dân khi có yêu cầu

Thảo luận về Luật Bồi thường nhà nước: Cần có một cơ quan quản lý 22/05/2009

Hôm qua 21/5, trong chương trình làm việc, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau của Luật Bồi thường nhà nước.