Cần quy định rõ vị trí thứ bậc của văn bản quy phạm pháp luật
02/07/2012
Căn cứ vào Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) hiện hành thì sẽ không thể biết vị trí thứ bậc của Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội với Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước với Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ... Trong khi đó, quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và lý luận về tính thống nhất của hệ thống pháp luật thì luôn luôn đòi hỏi phải xác định cho được tính thứ bậc của các văn bản QPPL trong hệ thống pháp luật.
Bàn thêm về các công việc Thừa phát lại được làm khi thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh
25/06/2012
Thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ngành tư pháp đã tiến hành nghiên cứu đề xuất để Chính phủ cho chủ trương về việc thành lập tổ chức thừa phát lại, triển khai áp dụng trong thực tế đời sống xã hội. Trên cơ sở đề xuất của Bộ Tư pháp, ngày 24 tháng 7 năm 2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
“Chở luật vào đời” trong thời báo chí hiện đại
21/06/2012
Tám mươi bảy năm đã trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh nền Báo chí Cách mạng Việt Nam, báo chí cách mạng đã chứng tỏ là vũ khí sắc bén của sự nghiệp Cách mạng do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động, giáo dục quần chúng để hướng tới mục đích chung vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì quần chúng nhân dân.
Luật Khiếu nại và quyền khởi kiện hành chính của người dân
21/06/2012
Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 được Quốc hội khoá XIII thông qua tại kỳ họp thứ 2, ngày 11/11/2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2012. Đây là văn bản pháp lý quan trọng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện trách nhiệm của các cấp, các ngành. So với Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 và các Luật sửa đổi bổ sung năm 2004, 2005 thì Luật Khiếu nại có khá nhiều điểm mới, cần được nghiên cứu tìm hiểu để thống nhất về nhận thức và triển khai thực hiện. Xin được đề cập đến một số nội dung của Luật Khiếu nại, đặc biệt là những điểm mới so với quy định của Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 và các Luật sửa đổi bổ sung năm 2004, 2005.
Đà Nẵng: Công chức “đua nhau” cải chính hộ tịch
12/06/2012
Trong vòng 6 năm từ 2006 đến 2011 trên địa bàn TP Đà Nẵng có đến gần 3200 trường hợp (trong đó có cả đối tượng là cán bộ công chức) xin thay đổi cải chính hộ tịch, con số năm sau tăng hơn năm trước. Nhiều trường hợp Sở Tư pháp thừa nhận việc điều chỉnh để kéo dài thời gian công tác, hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước…
Quyền yêu cầu giám định trong tố tụng: Cân nhắc giới hạn “mở” với tính dân chủ của tố tụng
07/06/2012
Trong nhiều năm, hạn chế, yếu kém của lĩnh vực giám định tư pháp (GĐTP) luôn được ngành Tư pháp nhấn mạnh là “điểm nghẽn” cần khai thông để không làm ách tắc hoạt động tố tụng, cũng như xóa bỏ phận “lép vế” của GĐTP trong hoạt động tố tụng. Và mở rộng quyền yêu cầu giám định được kỳ vọng là một trong những đột phá để đưa GĐTP về đúng vị trí trong “làng” tố tụng thời cải cách tư pháp.