Bàn về thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự
23/12/2013
Rút gọn là một trong những thủ tục đặc biệt được quy định tại Chương XXXIV – Phần thứ bảy Bộ luật TTHS của nước CHXHCN Việt Nam. Việc BLTTHS dành cả một chương với bảy điều luật từ điều 318 đến điều 324 quy định về các điều kiện, trình tự, thủ tục và thẩm quyền ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn đã cho thấy vai trò quan trọng của thủ tục này đối với việc giải quyết các vụ án hình sự có tính chất đơn giản. Khi áp dụng thủ tục rút gọn, bên cạnh việc rút gắn được đáng kể thời hạn điều tra, truy tố và xét xử, thì cũng giảm bớt được phần nào thủ tục tố tụng, nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu về xử lý tội phạm, góp phần thiết thực vào cuộc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm nói chung.
Công lý được xác định là giá trị căn bản trong hiến pháp nhiều quốc gia trên thế giới
16/12/2013
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam năm 1992. Với tư cách là một giá trị căn bản, phổ quát của nhân loại nói chung và của cộng đồng xã hội Việt Nam nói riêng, những giá trị của công lý đã được ghi nhận và được Nhà nước XHCN cam kết bảo vệ, bảo đảm thực thi tại Điều 102 Hiến pháp: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Có thể nói, Hiến pháp có một chức năng quan trọng là tuyên bố những giá trị căn bản được một cộng đồng chia sẻ, làm nền tảng cho hoạt động quản lý nhà nước hoặc định hướng cho những tranh luận, thương thảo, thỏa thuận trong một cộng đồng xã hội, tránh không để xảy ra xung đột giữa các nhóm lợi ích, các cá nhân. Hiến pháp của nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã xác định công lý là giá trị căn bản của cộng đồng trong Hiến pháp của mình như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Ba Lan, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa Nam Phi.
Đánh giá tác động văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân – một yêu cầu thiết thực để đảm bảo chất lượng của văn bản
13/12/2013
Đánh giá tác động văn bản (Regulatory Impact Assesment - viết tắt là RIA) là một khái niệm khá mới mẽ trong quy trình xây dựng văn bản QPPL của Việt Nam, tuy nhiên đối với nhiều nước trên thế giới đây là một quy trình bắt buộc để một đề xuất xây dựng luật được thông qua. Năm 2008, Quốc hội thông qua Luật Ban hành văn bản QPPL và đây là lần đầu tiên đánh giá tác động văn bản được luật hóa trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm thực tiễn thi hành pháp luật và học hỏi từ các nước có nền lập pháp lâu đời trên thế giới.
Sự cạnh tranh giữa các học thuyết công lý trong xã hội Việt Nam: nhìn từ đề xuất “nộp tiền thay thế nghĩa vụ quân sự” và “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”
06/12/2013
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã khép lại với bao dấu ấn, dư âm trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Trong kỳ họp này, có những đề xuất được Quốc hội thông qua nhưng cũng có những đề xuất còn để lại bao băn khoăn, trăn trở cho các đại biểu nơi nghị trường, cũng như mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội. Đất nước ta đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, hệ giá trị xã hội, giá trị đạo đức vẫn đang từng bước thay đổi, định hình. Đề xuất “nộp tiền thay nghĩa vụ quân sự” hay “cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” khi xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự và Luật Hôn nhân và Gia đình là những chủ đề đang tỏa sức nóng lên đời sống xã hội với những biện minh, lý lẽ giằng xé, đan xen. Những tranh luận chưa ngã ngũ, mỗi bên đều có lập luận biện minh riêng của mình, điều đó đang phản ánh sự cạnh tranh của các học thuyết công lý trong việc xử lý những vấn đề đời thường của cuộc sống trong một xã hội Việt Nam hiện đại.
Về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong tặng cho quyền sử dụng đất
29/11/2013
Tặng cho quyền sử dụng đất là một trong những quyền của người sử dụng đất được pháp luật dân sự và đất đai bảo vệ. Bộ luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai có những quy định rất rõ ràng, cụ thể để điều chỉnh việc tặng cho quyền sử dụng đất. Khác với các trường hợp giao dịch khác về quyền sử dụng đất như chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất (những giao dịch này thường gắn liền với lợi ích của các bên trong giao dịch và pháp luật cũng có quy định riêng), tặng cho quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận của các bên (thông thường là giữa những người có quan hệ thân thích) về việc bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận và thực hiện các nghĩa vụ về đăng ký quyền sử dụng đất và nghĩa vụ về tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật (Điều 722 Bộ luật Dân sự).