Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của các nước theo đánh giá của diễn đàn kinh tế thế giới năm 2018

22/07/2019
1. Điểm số chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của các nước theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới 2018 Trong những năm vừa qua và năm 2018, việc đánh giá chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) chỉ dựa trên chỉ tiêu bắt nguồn từ những câu hỏi có liên quan trong khảo sát ý kiến lãnh đạo doanh nghiệp, đó là những nhà quản lý cấp cao và tầm trung của các doanh nghiệp, một nửa trong số đó là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nửa còn lại là những công ty lớn có trên 250 lao động. Cơ cấu mẫu khảo sát về lĩnh vực kinh doanh cũng phải phản ánh được cơ cấu đóng góp của các lĩnh vực đó vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Câu trả lời cho câu hỏi khảo sát[1] “Ở nước bạn, các công ty phải tuân thủ các yêu cầu của cơ quan nhà nước (ví dụ: giấy phép, quy định, báo cáo) như thế nào?” [1=cực kỳ nặng nề; 7=không nặng nề chút nào]  Đo bằng phương pháp trung bình có trọng số của giai đoạn 2017-2018 hoặc giai đoạn gần nhất có dữ liệu[2]. Những câu trả lời cho bản Khảo sát ý kiến lãnh đạo doanh nghiệp được tổng hợp theo từng quốc gia để tính điểm – trong mọi trường hợp – là giữa 1 và 7. Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018 của WEF, trong 140 quốc gia thì Singapore là quốc gia đạt điểm cao nhất 5.6/7, xếp vị trí số 1/140 quốc gia, điều này thể hiện rằng Singapore còn ít vấn đề cải thiện. Trong khi đó, Brazil đạt điểm thấp nhất 1.6/7, xếp vị trí thấp nhất 140/140 quốc gia, điều này thể hiện rằng Brazil còn rất nhiều vấn đề phải cải thiện. Điểm trung bình cho tất cả 140 nền kinh tế là 3.5/7. Căn cứ điểm trung bình cho tất cả 140 quốc gia, theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018, chúng ta thấy:
1.1.66/140 nước (chiếm 47%) có điểm số chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt điểm trung bình trên thang điểm 7 (từ 3.5/7):
(1) Có 01 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 5.6/7: Singapore.
(2) Có 01 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 5.3/7: Hong Kong SAR.
(3) Có 03 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 5.0/7: Malaysia, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất, Hoa Kỳ.
(4) Có 01 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 4.9/7: Albania.
(5) Có 01 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 4.8/7: Đức.
(6) Có 02 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 4.7/7: Bahrain,  Thụy Sĩ.
(7) Có 05 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 4.6/7: Azerbaijan, Phần Lan, Georgia, Qatar, Rwanda.
(8) Có 02 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 4.5/7: Ấn Độ, Oman.
(9) Có 03 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 4.4/7: Trung Quốc, Hà Lan, New Zealand.
(10) Có 04 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 4.3/7: Gambia, The; Luxembourg, Ả Rập Saudi,  Thụy Điển.
(11) Có 01 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 4.2/7: Tajikistan.
(12) Có 04 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 4.1/7: Indonesia, Kenya, Morocco, Vương Quốc Anh.
(13) Có 07 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 4.0/7: Estonia,  Ghana, Iceland, Nhật Bản, Lesotho, Seychelles, Đài Loan – Trung Quốc.
(12) Có 04 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.9/7: Ai – len, Malta, Montenegro, Namibia.
(13) Có 08 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.8/7: Armenia, Cape Verde, Cyprus, Ethiopia, CHDCND Lào, Liberia, Na Uy, Pakistan,
(14) Có 07 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.7/7: Canada, Eswatini, Kazakhstan, Kuwait, Malawi, Mauritius, Tanzania,
  (15) Có 07 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.6/7: Campuchia, Đan Mạch, Israel, Jordan, Senegal, Thái Lan, Uganda,
(16) Có 05 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.5/7: Áo, Botswana, Cameroon, Guinea, Zambia.
1.2.74/140 nước (chiếm 53%) có điểm số chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật dưới điểm trung bình trên thang điểm 7 (dưới 3.5/7), cụ thể:
(1) Có 06 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.4/7: Bangladesh, Bulgaria, Mali, Paraguay, Sierra Leone, Ukraine.
(2) Có 11 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.3/7: Australia, Benin, Chile, Jamaica, Hàn Quốc, Cộng hòa Kyrgyz, Latvia, Panama, Liên bang Nga, Trinidad and Tobago, Thổ Nhĩ Kỳ.
(3) Có 07 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.2/7: Algeria, Vương quốc Brunay, Burkina Faso, Côte d’lvoire, Ai cập, Nepal, Nam Phi,  
(4) Có 10 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.1/7: Bỉ, Burundi, Cộng hòa Dominica, Hungary, Iran, Islamic Rep, Moldova, Mozambique, Philippin, Bồ Đào Nha, Việt Nam.
(5) Có 06 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 3.0/7: Chad, Lebanon, Lithuania, Mongolia, Nicaragua, Tunisia.
(6) Có 04 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 2.9/7: Cộng hòa dân chủ Công gô, Pháp, Macedonia, FYR, Romania.
(7) Có 06 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 2.8/7: Cộng hòa Czech, Guatemala, Honduras, Ba Lan, Serbia, Sri Lanka.
(8) Có 05 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 2.7/7: Mexico, Nigeria, Tây Ban Nha, Uruguay, Yemen.
(9) Có 03 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 2.6/7: Colombia, Costa Rica, Slovenia.
(10) Có 05 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 2.5/7: Argentina, Haiti, Mauritania, Peru, Cộng hòa Slovak.
(11) Có 01 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 2.4/7: Angola.
(12) Có 03 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 2.3/7: Ecuador, El Salvador, Hy Lạp
(13) Có 02 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 2.2/7: Bosnia và Herzegovina, Zimbabwe.
(14) Có 02 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 2.1/7: Bolivia, Italy.
(15) Có 01 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 1.9/7: Croatia.
(16) Có 01 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 1.7/7: Venezuela.
(17) Có 01 nước có chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 1.6/7: Brazil.
 2.  Các quốc gia có điểm số và vị trí xếp thứ hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật cao nhất và thấp nhất trong tổng số các nước được Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá năm 2018
Qua nghiên cứu Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018 của WEF, chúng ta thấy rằng, có những quốc gia có điểm số và vị trí xếp thứ hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật rất cao. Bên cạnh đó, có những quốc gia có điểm số và vị trí xếp thứ hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật rất thấp, cụ thể:
2.1. Có 10 quốc gia có điểm số và vị trí xếp thứ hạng dẫn đầu về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật/140 quốc gia:
(1) Singapore: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Singapore đạt 5.6/7, tương ứng với số điểm 76,1/100, xếp thứ 1/140 quốc gia.
(2) Hồng Kông (Hong Kong SAR): Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Hồng Kông đạt 5.3/7, tương ứng với số điểm 71,5/100, xếp thứ 2/140 quốc gia.
(3) Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất đạt 5.0/7, tương ứng với số điểm 67,3/100, xếp thứ 3/140 quốc gia.
(4) Hoa Kỳ: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Hoa Kỳ đạt 5.0/7, tương ứng với số điểm 67,1/100, xếp thứ 4/140 quốc gia.
(5) Malaysia: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Malaysia đạt 5.0/7, tương ứng với số điểm 66,8/100, xếp thứ 5/140 quốc gia.
(6) Albania: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Albania đạt 4.9/7, tương ứng với số điểm 64,6/100, xếp thứ 6/140 quốc gia.
(7) CHLB Đức: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của CHLB Đức đạt 4.8/7, tương ứng với số điểm 63,9/100, xếp thứ 7/140 quốc gia.
(8) Thụy Sĩ: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Thụy Sĩ đạt 4.7/7, tương ứng với số điểm 60,9/100, xếp thứ 8/140 quốc gia.
(9) Bahrain: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Bahrain đạt 4.7/7, tương ứng với số điểm 60,8/100, xếp thứ 9/140 quốc gia.
(10) Georgia: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Georgia đạt 4.6/7, tương ứng với số điểm 60,8/100, xếp thứ 10/140 quốc gia.
10 nước có điểm số và xếp thứ hạng cao nhất/140 nước
về chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật
Nguồn: World Economic Forum 2018
2.2. Có 10 quốc gia có điểm số và vị trí xếp thứ hạng đứng ở cuối bảng về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật/140 quốc gia:
(1) Hy Lạp: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Hy Lạp đạt 2.3/7, tương ứng với số điểm 22,4/100, xếp thứ 131/140 quốc gia.
(2) Ecuador: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Ecuador đạt 2.3/7, tương ứng với số điểm 21,8/100, xếp thứ 132/140 quốc gia.
(3) El Salvador: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của El Salvador đạt 2.3/7, tương ứng với số điểm 21,0/100, xếp thứ 133/140 quốc gia.
(4) Zimbabwe: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Zimbabwe đạt 2.2/7, tương ứng với số điểm 20,2/100, xếp thứ 134/140 quốc gia.
(5) Bosnia và Herzegovina: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Bosnia và Herzegovina đạt 2.2/7, tương ứng với số điểm 19,7/100, xếp thứ 135/140 quốc gia.
(6) Italia: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Italia đạt 2.1/7, tương ứng với số điểm 18,7/100, xếp thứ 136/140 quốc gia.
(7) Bolivia: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Bolivia đạt 2.1/7, tương ứng với số điểm 18,3/100, xếp thứ 137/140 quốc gia.
(8) Croatia: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Croatia đạt 1.9/7, tương ứng với số điểm 14,2/100, xếp thứ 138/140 quốc gia.
(9) Venezuela: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Venezuela đạt 1.7/7, tương ứng với số điểm 11,5/100, xếp thứ 139/140 quốc gia.
(10) Brazil: Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Brazil đạt 1.6/7, tương ứng với số điểm 9,9/100, xếp vị trí thấp nhất -  140/140 quốc gia.
10 nước có điểm số và xếp thứ hạng thấp nhất/140 nước
về chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật
Nguồn: World Economic Forum 2018
3. Nhận xét, đánh giá về điểm số và xếp thứ hạng về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của các quốc gia 2018
Qua nghiên cứu điểm số chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của các quốc gia, có thể thấy có rất nhiều các quốc gia có điểm số chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (điểm số được công bố theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018 của WEF) là giống nhau nhưng vị trí xếp thứ hạng của các quốc gia lại khác nhau, ví dụ: Trong số 10 nước có điểm số và vị trí xếp thứ hạng dẫn đầu về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật/140 nước, chúng ta thấy rằng có ba nước là Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất, Hoa Kỳ và Malaysia có điểm số chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật giống nhau (đạt 5.0/7) nhưng vị trí xếp thứ hạng của 03 nước ngày lại khác nhau (Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất xếp thứ 3/140 nước, Hoa Kỳ xếp thứ 4/140 nước và Malaysia xếp thứ 5/140 nước). Có hai nước là Thụy Sĩ và Bahrain có điểm số chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật giống nhau (đạt 4.7/7) nhưng vị trí xếp thứ hạng lại khác nhau (Thụy Sĩ xếp thứ 8/140 nước, Bahrain xếp thứ 9/140 nước).
Tương tự như vậy, trong số 10 nước có điểm số và vị trí xếp thứ hạng thấp nhất về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật/140 nước, chúng ta thấy rằng Italia và Bolivia là hai nước có điểm số chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đều đạt 2.1/7 nhưng vị trí xếp thứ hạng lại khác nhau (Italia xếp thứ 136/140 nước. Trong khi đó, Bolivia xếp thứ 137/140 nước). Zimbabwe, Bosnia và Herzegovina đều có số điểm chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật đạt 2.2/7 nhưng Zimbabwe xếp thứ 134/140 nước, trong khi đó, Bosnia và Herzegovina xếp thứ 135/140 nước. Hy Lạp, Ecuador và El Salvador, điểm số chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của ba nước này giống nhau, đều đạt 2.3/7 nhưng Hy Lạp xếp thứ 131/140 nước, Ecuador xếp thứ 132/140 nước và El Salvador xếp thứ 133/140 nước.
Có thể thấy, mặc dù điểm số chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của các quốc gia được thể hiện trong Báo cáo năm 2018 của WEF là giống nhau nhưng trên thực tế thì điểm số chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của các quốc gia là khác nhau. Điểm số chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật thể hiện trong báo cáo năm 2018 của WEF là diểm số đã được làm tròn (làm tròn số liệu) đến 1 chữ số thập phân trong khi điểm sử dụng để xếp hạng sử dụng đến 4 chữ số thập phân. Cách tính điểm làm tròn lên một số thập phân như vậy sẽ dẫn đến điểm số của các quốc gia tuy thể hiện giống nhau trong Báo cáo, nhưng thực chất sẽ khác nhau về phần thập phân. Điều này gây ra sự khác biệt về xếp thứ hạng giữa các quốc gia về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật.
Trên đây là một số nghiên cứu, tìm hiểu bước đầu của tác giả về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của các nước theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2018, tác giả hy vọng những tìm hiểu này sẽ phần nào giúp cho bạn đọc có được những hiểu biết nhất định về điểm số và xếp thứ hạng về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của các nước theo đánh giá, xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới./.
Ths. Nguyễn Thị Minh Phương, Phó Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL
 
 
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), “Tìm hiểu về chỉ số Năng lực cạnh tranh 4.0 (GCI 4.0) của Diễn đàn kinh tế thế giới” – Tài liệu hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2019 và định hướng đến năm 2021 (Kèm theo Công văn số 1424/BKHĐT-QLKTTW ngày 07/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
2. Báo cáo  số 28/BC-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 12/7/2019  của Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp Báo cáo tổng thuật kết quả Hội nghị trực tuyến giữa Bộ Tư pháp và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật.
3. World Economic Forum (2018), “The Global Competitiveness Report 2018”, retrieved from https://www.weforum.org/reports/the-global-competitveness-report-2018.
 
[1] Xem Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), “Tìm hiểu về chỉ số Năng lực cạnh tranh 4.0 (GCI 4.0) của Diễn đàn kinh tế thế giới” – Tài liệu hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2019 và định hướng đến năm 2021 (Kèm theo Công văn số 1424/BKHĐT-QLKTTW ngày 07/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), bảng 2 Chương II,  trang 21.
[2] Response to the survey question “In your country, how burdensome is it for companies to comply with public administration’s requirements (e.g., permits, regulations, reporting)?” [1=extremely burdensome; 7 = not burdensome at all]   2017-2018 weighted average or most recent period available.