Một số nguyên nhân ảnh hưởng hiệu quả thi hành phần dân sự trong bản án, quyết định hình sự
Thi hành phần dân sự trong Bản án, Quyết định Hình sự là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động thi hành án dân sự. Theo quy định tại Điều 1, khoản 1 Điều 2 và mục 1 Chương V Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật THADS) thì những vụ việc phải thi hành án trong bản án, quyết định hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan THADS bao gồm: hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và phần quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự gồm các việc như thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng; bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; bồi thường thiệt hại về tài sản, v.v..
Theo thống kê của Tổng cục THADS, kết quả thi hành phần dân sự trong bản án hình sự năm 2017: tổng số phải thi hành 296.278 việc= 41.836 tỷ 69 triệu 175nghìn đồng, số việc đã thi hành xong 130.848 việc= 8.257 tỷ ,801 triệu,513 nghìn đồng, số đình chỉ thi hành án: 8.635 việc= 2.916 tỷ,787 triệu,971 nghìn đồng; số chưa có điều kiện thi hành: 74.752 việc= 13.417 tỷ, 861 triệu, 385 nghìn đồng. Tỷ lệ thi hành xong đạt 62,96% về việc và 39,33% về tiền trên tổng số việc, số tiền có điều kiện thi hành.[1]
Thông qua kết quả thi hành phần dân sự trong bản án hình sự có thể thấy số lượng các việc thi hành án dân sự trong hình sự chiếm một số lượng lớn cả về việc và về tiền. Tuy nhiên, kết quả thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự đạt được là chưa cao, đặc biệt là kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản[2]. Thực trạng này xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Số lượng các việc thi hành án dân sự trong hình sự tăng theo từng năm (năm 2016 tổng thụ lý: 225.465 việc =31.744 tỷ, 449 triệu, 845 nghìn đồng; năm 2017 tổng thụ lý: 299.314 việc = 44.192 tỷ,933 triệu, 732 nghìn đồng). Do đó, trách nhiệm của các cơ quan THADS ngày càng trở nên nặng nề hơn, sức ép công việc cùng với tính chất phức tạp của các vụ việc thi hành án gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác cũng như việc hoàn thành chỉ tiêu của các cơ quan thi hành án dân sự.
Thứ hai: về mặt thể chế, một số quy định pháp luật còn chưa đồng bộ và phù hợp, cụ thể:
Một là: công tác phối hợp với cơ quan Công an trong việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án. Theo quy định tại Điều 68 Luật THADS năm 2014 quy định về yêu cầu lực lượng hỗ trợ chấp hành viên để tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự quy địnhChấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữ tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án mà đương sự, tổ chức, cá nhân khác đang quản lý, sử dụng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ.” Theo đó trong trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ mà đương sự chống đối, chấp hành viên có quyền yêu cầu lực lượng công an hoặc các tổ chức cá nhân hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên trong thực tiễn việc này vẫn gặp phải vướng mắc khi chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục cũng như trách nhiệm của lực lượng công an trong quá trình tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự dẫn đến một số trường hợp cơ quan THADS bị lực lượng công an từ chối hỗ trợ.[3] Theo quy định của Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/3/2012 của Bộ Tư pháp và Bộ Công an chỉ quy định về phối hợp bảo về cưỡng chế trong thi hành án dân sự, còn việc hỗ trợ chấp hành viên tạm giữ tài sản do chưa có văn bản quy định cho nên không cử lực lượng tham gia. Do đó, cần quan tâm đến vấn đề phối hợp giữa cơ quan THADS và cơ quan Công an không chỉ trong việc cưỡng chế thi hành án mà còn cả trong việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án
Hai là: mặc dù Luật Thi hành án Hình sự và Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC ngày 06/2/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Tài chính đã có những quy định về việc phối hợp giữa cơ quan THADS và cơ quan thi hành án hình sự trong thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân[4]. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện phối kết hợp giữa hai hoạt động này vẫn còn những bất cập nhất định, đặc biệt là việc thông tin giữa trại giam, cơ sở giam giữ về nơi chấp hành hình phạt tù của người phải thi hành án là phạm nhân cho cơ quan THADS đôi lúc còn chưa kịp thời, chưa đồng bộ[5]
Mặt khác, Thông tư Liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC chỉ quy định hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ có giá hoặc giấy tờ khác (gọi chung là giấy tờ) của phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc thân nhân của họ tự nguyện nộp tại trại giam, trại tạm giam (gọi chung là trại giam), cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thi hành án dân sự; trả tiền, giấy tờ cho phạm nhân là người được thi hành án dân sự tại trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; trách nhiệm của trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án dân sự trong việc thi hành phần quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự[6]. trong khi đó số lượng các việc thi hành án phải trả lại các tài sản khác cho phạm nhân là rất lớn do đó cần xem xét bổ sung các quy định về việc phối hợp giữa trại giam, trại tạm giam với cơ quan THADS trong việc trả lại đối với những tài sản khác để thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật.
Thứ ba: về cơ chế đảm bảo thi hành án, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các giai đoạn bắt đầu tố tụng đến giai đoạn thi hành án dân sự.
Theo quy định tại Điều 122 Luật THADS thì vật chứng, tài sản tạm giữ trong bản án, quyết định hình sự do yêu cầu phục vụ việc xét xử mà chưa được chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự trong giai đoạn truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự tại thời điểm Toà án chuyển giao bản án, quyết định. Theo quy định trên thì việc chuyển giao vật chứng tài sản tạm giữ trong bản án, quyết định hình sự có thể thực hiện cùng thời điểm với thời điểm chuyển giao bản án, quyết định. Trong thực tiễn, một số vụ việc, công tác phối hợp giữa cơ quan tố tụng với cơ quan THADS còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu; việc đính chính, giải thích bản án, chuyển giao vật chứng, các tài liệu liên quan có trường hợp còn chưa kịp thời; việc áp dụng các biện pháp chế tài đối với các trường hợp cố ý không thi hành án hoặc chống đối, tẩu tán tài sản, cản trở thi hành án còn chưa nghiêm[7]. Do thi hành án dân sự là giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụng nên cơ quan THADS cần phải nắm được các thông tin cần thiết và sớm nhất có thể về tài sản, giấy tờ của các bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự để có cơ sở bảo đảm tổ chức thi hành hiệu quả phần tiền và tài sản có liên quan trong các bản án, quyết định về hình sự. Do đó, vai trò chủ động của cơ quan THADS cần phải được phát huy nhiều hơn nữa trong việc tiếp nhận, chuyển giao tài liệu, vật chứng, tài sản tạm giữ có liên quan đến vụ án từ cơ quan điều tra trong giai đoạn tố tụng.
Thứ tư, thi hành án dân sự, đặc biệt là thi hành án đối với các đối tượng mà người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù là một bài toán thật sự nan giải. Thực trạng không có tiền, tài sản dẫn đến không có điều kiện để thi hành án được lặp đi lặp lại với hầu hết các vụ việc thi hành án dân sự trong hình sự vẫn là một trong những khó khăn lớn trong việc tổ chức thi hành đối với các loại bản án, quyết định này, đòi hỏi phải sớm có giải pháp khả thi.
Thứ năm, công tác quản lý nhân khẩu sau khi người phải thi hành án chấp hành xong hình phạt tù cũng là một vấn đề còn bị bỏ ngỏ. Sau khi mãn hạn tù, người phải thi hành án bỏ đi lang thang, không xác định được địa chỉ, nơi cư trú[8]. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng án tồn đọng lớn hiện nay.
Có thể nói, tính thống nhất, hiệu lực và hiệu quả của pháp luật thi hành án dân sự trong hệ thống pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ và tương tác biện chứng với hiệu quả của công tác thi hành án dân sự trên thực tế. Công lý chỉ có ý nghĩa khi và chỉ khi quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành[9]. Do đó, chỉ khi nào bản án, quyết định được thi hành trên thực tế thì quyền lợi của người dân mới thực sự được đảm bảo và mục đích xây dựng một Nhà nước Pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mới thực sự có ý nghĩa.
Đồng tác giả: Ths.Hoàng Thanh Hoa – Ths.Quang Minh [1] Tổng cục Thi hành án dân sự, “Một số giải pháp nhăm giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành phần dân sự trong các bản án Hình sự”, Tài liệu Hội thảo: về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật THADS và các văn bản hướng dẫn được tổ chức tại Hải Phòng, ngày 26.1.2018.[2] Bảo Thắng, Tội phạm tham nhũng: Phá hoại “con voi”, thu hồi “con kiến”https://laodong.vn/phap-luat/toi-pham-tham-nhung-pha-hoai-con-voi-thu-hoi-con-kien-685663.bld, ngày tr.c 12/9/2017[3] Tổng cục Thi hành án dân sự, “Một số giải pháp nhăm giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành phần dân sự trong các bản án Hình sự”, Tài liệu Hội thảo: về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật THADS và các văn bản hướng dẫn được tổ chức tại Hải Phòng, ngày 26.1.2018.[4] Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC quy định: “Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án hình sự, Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho cơ quan Thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm họ, tên, địa chỉ của phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc phạm nhân là người được thi hành án theo bản án hình sự, trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày tiếp nhận phạm nhân vào trại giam.”[5] Nguyễn Tuấn, Công tác phối hợp giữa cơ quan Thi hành án dân sự và cơ quan Công an trong thi hành án dân sự - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả, http://thads.moj.gov.vn/tuyenquang/noidung/tintuc/lists/thongtinkhac/view_detail.aspx?itemid=67, tr.c 14/9/2017[6] Điều 1 Thông tư Liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC[7] Vụ Nghiệp vụ 2 TCTHADS, Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả thi hành án các vụ việc liên quan đến án tham nhũng, kinh tếhttp://thads.moj.gov.vn/noidung/tintuc/lists/nghiencuutraodoi/view_detail.aspx?itemid=822tr.c 14/9/2017[8]Trần Đại Sỹ, Hoãn thi hành án do đương sự bỏ địa chỉhttp://thads.moj.gov.vn/noidung/tintuc/lists/tuthuctien/view_detail.aspx?itemid=293, tr.c 14/9/2017[9] Nguyễn Văn Nghĩa, “Công lý chỉ có ý nghĩa khi và chỉ khi quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành”,http://baophapluat.vn/tu-phap/cong-ly-chi-co-y-nghia-khi-va-chi-khi-quyet-dinh-cua-toa-an-duoc-thi-hanh-348236.html, tr.c 12/9/2017
Một số nguyên nhân ảnh hưởng hiệu quả thi hành phần dân sự trong bản án, quyết định hình sự
28/02/2018
Thi hành phần dân sự trong Bản án, Quyết định Hình sự là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động thi hành án dân sự. Theo quy định tại Điều 1, khoản 1 Điều 2 và mục 1 Chương V Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật THADS) thì những vụ việc phải thi hành án trong bản án, quyết định hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan THADS bao gồm: hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và phần quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự gồm các việc như thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng; bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; bồi thường thiệt hại về tài sản, v.v..
Theo thống kê của Tổng cục THADS, kết quả thi hành phần dân sự trong bản án hình sự năm 2017: tổng số phải thi hành 296.278 việc= 41.836 tỷ 69 triệu 175nghìn đồng, số việc đã thi hành xong 130.848 việc= 8.257 tỷ ,801 triệu,513 nghìn đồng, số đình chỉ thi hành án: 8.635 việc= 2.916 tỷ,787 triệu,971 nghìn đồng; số chưa có điều kiện thi hành: 74.752 việc= 13.417 tỷ, 861 triệu, 385 nghìn đồng. Tỷ lệ thi hành xong đạt 62,96% về việc và 39,33% về tiền trên tổng số việc, số tiền có điều kiện thi hành.[1]
Thông qua kết quả thi hành phần dân sự trong bản án hình sự có thể thấy số lượng các việc thi hành án dân sự trong hình sự chiếm một số lượng lớn cả về việc và về tiền. Tuy nhiên, kết quả thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự đạt được là chưa cao, đặc biệt là kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản[2]. Thực trạng này xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Số lượng các việc thi hành án dân sự trong hình sự tăng theo từng năm (năm 2016 tổng thụ lý: 225.465 việc =31.744 tỷ, 449 triệu, 845 nghìn đồng; năm 2017 tổng thụ lý: 299.314 việc = 44.192 tỷ,933 triệu, 732 nghìn đồng). Do đó, trách nhiệm của các cơ quan THADS ngày càng trở nên nặng nề hơn, sức ép công việc cùng với tính chất phức tạp của các vụ việc thi hành án gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác cũng như việc hoàn thành chỉ tiêu của các cơ quan thi hành án dân sự.
Thứ hai: về mặt thể chế, một số quy định pháp luật còn chưa đồng bộ và phù hợp, cụ thể:
Một là: công tác phối hợp với cơ quan Công an trong việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án. Theo quy định tại Điều 68 Luật THADS năm 2014 quy định về yêu cầu lực lượng hỗ trợ chấp hành viên để tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự quy định: “Chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữ tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án mà đương sự, tổ chức, cá nhân khác đang quản lý, sử dụng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ.” Theo đó trong trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ mà đương sự chống đối, chấp hành viên có quyền yêu cầu lực lượng công an hoặc các tổ chức cá nhân hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên trong thực tiễn việc này vẫn gặp phải vướng mắc khi chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục cũng như trách nhiệm của lực lượng công an trong quá trình tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự dẫn đến một số trường hợp cơ quan THADS bị lực lượng công an từ chối hỗ trợ.[3] Theo quy định của Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/3/2012 của Bộ Tư pháp và Bộ Công an chỉ quy định về phối hợp bảo về cưỡng chế trong thi hành án dân sự, còn việc hỗ trợ chấp hành viên tạm giữ tài sản do chưa có văn bản quy định cho nên không cử lực lượng tham gia. Do đó, cần quan tâm đến vấn đề phối hợp giữa cơ quan THADS và cơ quan Công an không chỉ trong việc cưỡng chế thi hành án mà còn cả trong việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án
Hai là: mặc dù Luật Thi hành án Hình sự và Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC ngày 06/2/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Tài chính đã có những quy định về việc phối hợp giữa cơ quan THADS và cơ quan thi hành án hình sự trong thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân[4]. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện phối kết hợp giữa hai hoạt động này vẫn còn những bất cập nhất định, đặc biệt là việc thông tin giữa trại giam, cơ sở giam giữ về nơi chấp hành hình phạt tù của người phải thi hành án là phạm nhân cho cơ quan THADS đôi lúc còn chưa kịp thời, chưa đồng bộ[5].
Mặt khác, Thông tư Liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC chỉ quy định hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ có giá hoặc giấy tờ khác (gọi chung là giấy tờ) của phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc thân nhân của họ tự nguyện nộp tại trại giam, trại tạm giam (gọi chung là trại giam), cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thi hành án dân sự; trả tiền, giấy tờ cho phạm nhân là người được thi hành án dân sự tại trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; trách nhiệm của trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án dân sự trong việc thi hành phần quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự[6]. trong khi đó số lượng các việc thi hành án phải trả lại các tài sản khác cho phạm nhân là rất lớn do đó cần xem xét bổ sung các quy định về việc phối hợp giữa trại giam, trại tạm giam với cơ quan THADS trong việc trả lại đối với những tài sản khác để thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật.
Thứ ba: về cơ chế đảm bảo thi hành án, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các giai đoạn bắt đầu tố tụng đến giai đoạn thi hành án dân sự.
Theo quy định tại Điều 122 Luật THADS thì vật chứng, tài sản tạm giữ trong bản án, quyết định hình sự do yêu cầu phục vụ việc xét xử mà chưa được chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự trong giai đoạn truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự tại thời điểm Toà án chuyển giao bản án, quyết định. Theo quy định trên thì việc chuyển giao vật chứng tài sản tạm giữ trong bản án, quyết định hình sự có thể thực hiện cùng thời điểm với thời điểm chuyển giao bản án, quyết định. Trong thực tiễn, một số vụ việc, công tác phối hợp giữa cơ quan tố tụng với cơ quan THADS còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu; việc đính chính, giải thích bản án, chuyển giao vật chứng, các tài liệu liên quan có trường hợp còn chưa kịp thời; việc áp dụng các biện pháp chế tài đối với các trường hợp cố ý không thi hành án hoặc chống đối, tẩu tán tài sản, cản trở thi hành án còn chưa nghiêm[7]. Do thi hành án dân sự là giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụng nên cơ quan THADS cần phải nắm được các thông tin cần thiết và sớm nhất có thể về tài sản, giấy tờ của các bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự để có cơ sở bảo đảm tổ chức thi hành hiệu quả phần tiền và tài sản có liên quan trong các bản án, quyết định về hình sự. Do đó, vai trò chủ động của cơ quan THADS cần phải được phát huy nhiều hơn nữa trong việc tiếp nhận, chuyển giao tài liệu, vật chứng, tài sản tạm giữ có liên quan đến vụ án từ cơ quan điều tra trong giai đoạn tố tụng.
Thứ tư, thi hành án dân sự, đặc biệt là thi hành án đối với các đối tượng mà người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù là một bài toán thật sự nan giải. Thực trạng không có tiền, tài sản dẫn đến không có điều kiện để thi hành án được lặp đi lặp lại với hầu hết các vụ việc thi hành án dân sự trong hình sự vẫn là một trong những khó khăn lớn trong việc tổ chức thi hành đối với các loại bản án, quyết định này, đòi hỏi phải sớm có giải pháp khả thi.
Thứ năm, công tác quản lý nhân khẩu sau khi người phải thi hành án chấp hành xong hình phạt tù cũng là một vấn đề còn bị bỏ ngỏ. Sau khi mãn hạn tù, người phải thi hành án bỏ đi lang thang, không xác định được địa chỉ, nơi cư trú[8]. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng án tồn đọng lớn hiện nay.
Có thể nói, tính thống nhất, hiệu lực và hiệu quả của pháp luật thi hành án dân sự trong hệ thống pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ và tương tác biện chứng với hiệu quả của công tác thi hành án dân sự trên thực tế. Công lý chỉ có ý nghĩa khi và chỉ khi quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành[9]. Do đó, chỉ khi nào bản án, quyết định được thi hành trên thực tế thì quyền lợi của người dân mới thực sự được đảm bảo và mục đích xây dựng một Nhà nước Pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mới thực sự có ý nghĩa.
Đồng tác giả: Ths.Hoàng Thanh Hoa – Ths.Quang Minh
[1] Tổng cục Thi hành án dân sự, “Một số giải pháp nhăm giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành phần dân sự trong các bản án Hình sự”, Tài liệu Hội thảo: về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật THADS và các văn bản hướng dẫn được tổ chức tại Hải Phòng, ngày 26.1.2018.
[3] Tổng cục Thi hành án dân sự, “Một số giải pháp nhăm giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành phần dân sự trong các bản án Hình sự”, Tài liệu Hội thảo: về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật THADS và các văn bản hướng dẫn được tổ chức tại Hải Phòng, ngày 26.1.2018.
[4] Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC quy định: “Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án hình sự, Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho cơ quan Thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm họ, tên, địa chỉ của phạm nhân là người phải thi hành án dân sự hoặc phạm nhân là người được thi hành án theo bản án hình sự, trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày tiếp nhận phạm nhân vào trại giam.”
[6] Điều 1 Thông tư Liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC
[9] Nguyễn Văn Nghĩa, “Công lý chỉ có ý nghĩa khi và chỉ khi quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành”,http://baophapluat.vn/tu-phap/cong-ly-chi-co-y-nghia-khi-va-chi-khi-quyet-dinh-cua-toa-an-duoc-thi-hanh-348236.html, tr.c 12/9/2017