Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cà Mau: Triển khai công tác năm 2015 08/02/2015

Để kịp thời đánh giá tình hình hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2014 và triển khai chương trình công tác năm 2015, ngày 03/02/2015, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Cà Mau đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2015. Đến dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Tư pháp; các đồng chí đại diện lãnh đạo các Phòng: Phổ biến, giáo dục pháp luật; Bổ trợ tư pháp; Tư pháp huyện, thành phố; các Luật sư là Cộng tác viên TGPL và 40 cán bộ, viên chức các phòng nghiệp vụ, 8/8 Trưởng Chi nhánh TGPL thuộc Trung tâm và phóng viên báo, đài địa phương dự, đưa tin.

Quảng Ninh: Hướng dẫn việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) 08/02/2015

Chiều ngày 6/2, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị triển khai, hướng dẫn các nội dung liên quan đến việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về  dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) cho đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tây Ninh được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 08/02/2015

Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước (viết tắt là Trung tâm) được thành lập từ tháng 4 năm 1998 theo Quyết định số 23/1998/QĐ-CT ngày 17 tháng 4 năm 1998 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh. Để phù hợp với các văn bản pháp luật cũng như tình hình thực tiễn của địa phương, Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã qua hai lần kiện toàn (Quyết định số 2960/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2007 và Quyết định số 338/QĐ-UBND ngày 16 tháng 02 năm 2011).

Công tác trợ giúp pháp lý tỉnh Sóc Trăng sau một năm nhìn lại 06/02/2015

Trợ giúp pháp lý (TGPL) là một trong những chính sách mang tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội. Có thể nói, Sóc Trăng là tỉnh có số lượng đối tượng được TGPL rất lớn đặc biệt là người nghèo, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số. Các đối tượng này luôn được sự quan tâm, giúp đỡ rất tận tình từ phía tổ chức thực hiện TGPL mà điển hình là Trung tâm TGPL.

Tiền Giang: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tư pháp năm 2014, triển khai công tác tư pháp năm 2015 06/02/2015

Ngày 02/02/2015, Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tư pháp năm 2014 và triển khai công tác tư pháp năm 2015. Hội nghị nhằm đánh giá toàn diện kết quả công tác tư pháp trong năm 2014; những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân để từ đó xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2015 và những năm tiếp theo. Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Trần Kim Mai, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Hà Giang Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014. 06/02/2015

Thực hiện quy định về công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần định kỳ hàng năm tại Điều 11 Thông Tư số 09/2013/TT-BTP ngày 15/6/2013 của Bộ Tư pháp, Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp, ngày 30/01/2015, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 218/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014.

Ninh Bình: Tổ chức Hội nghị triển khai lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). 06/02/2015

Căn cứ Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13 ngày 25/12/2014 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Thực hiện sự chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Ngày 6/2/2015, Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị triển khia lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

Vai trò của trợ giúp pháp lý tỉnh Quảng Ninh với nạn nhân bị bạo lực gia đình 06/02/2015

Bất bình đẳng giới, Bạo lực gia đình, có lẽ đã xuất hiện từ rất lâu, tồn tại trong tư tưởng nho giáo trọng nam khinh nữ. Song hành cùng cuộc sống hiện đại, hành vi bạo lực gia đình không còn gói gọn trong việc chà đạp thể chất, thượng cẳng chân hạ cẳng tay mà còn trong tinh thần. Người phụ nữ với bản tính cam chịu, không dám chia sẻ lại thêm quan niệm vợ chồng đóng cửa bảo nhau, xấu chàng thì hổ ai, rồi thì vạch áo cho người xem lưng nên nhẫn nhục chịu đựng. Do vậy, bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới vẫn có cơ hội tồn tại, phát triển…