Những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác trợ giúp pháp lý lưu động về cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

08/12/2011
Trong những năm qua, hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) ở tỉnh Quảng Nam đã có những chuyển biến tích cực, từng bước khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong việc giúp đỡ về mặt pháp lý miễn phí cho nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giảm khiếu kiện, ổn định trật tự xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, năm 2011, có thể nói là năm thành công của công tác trợ giúp pháp lý Quảng Nam. Kết quả đó đã được Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp, UBND tỉnh và Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen cho tập thể và các cá nhân.

Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2010, từng bước đáp ứng nhu cầu TGPL ngày càng cao của các đối tượng được TGPL. Xuất phát từ đặc thù là một tỉnh có địa bàn khá rộng, dân số đông, đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý của nhà nước chiếm 47,3% dân số toàn tỉnh, giao thông đi lại xa xôi, khó khăn, trong đó có đến 09/18 huyện miền núi, trung du như Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn,… trong khi đó nhu cầu được trợ giúp pháp lý của nhân dân là rất lớn, ngoài Trung tâm, còn có 07 Chi nhánh TGPL đặt tại các huyện, tuy nhiên, không thể nào đáp ứng kịp thời nhu cầu của các đối tượng. Trước yêu cầu đó, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, ngay từ đầu năm 2011, xác định phương châm hướng mạnh về cơ sở để tạo nên chuyển biến mạnh về công tác trợ giúp pháp lý cho các đối tượng; để tư vấn, hướng dẫn và giải quyết kịp thời các yêu cầu của người dân ngay tại cơ sở, Trung tâm đã phối hợp cùng các địa phương khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của các đối tượng được TGPL để tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động có hiệu quả. Ngoài ra, chính sách trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số được xác định trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu phấn đấu trên 95% người dân tộc thiểu số và 98% người nghèo có nhu cầu trợ giúp pháp lý được giúp đỡ pháp luật miễn phí.

Đến nay, ngoài Trung tâm, đã có 07 Chi nhánh đặt tại các huyện, hơn 100 Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý (TGPL) các xã, phường, thị trấn với gần 300 cộng tác viên trên toàn tỉnh, trong đó hơn 100 cộng tác viên là các cán bộ đang công tác tại các xã, huyện ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh, hoạt động phát huy hiệu quả. Các hoạt động được triển khai thực hiện ở tất cả các hình thức: tư vấn pháp luật tại trụ sở, trợ giúp pháp lý lưu động, cử luật sư đại diện, bào chữa, hoà giải, kiến nghị,… Đặc biệt, với đặc thù là tỉnh có địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn trong khi đó nhu cầu được trợ giúp pháp lý của nhân dân là rất lớn. Trước yêu cầu đó, để tư vấn, hướng dẫn và giải quyết kịp thời các yêu cầu của người dân ngay tại cơ sở, Trung tâm đã phối hợp cùng các địa phương khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của các đối trượng được TGPL xét thấy cần thiết để tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động có hiệu quả. Theo đó, trung bình mỗi tháng Trung tâm tổ chức đi trợ giúp lưu động 5 đợt, thậm chí có những tháng do yêu cầu đặc biệt từ cơ sở, Trung tâm phải đi trợ giúp 7-8 đợt. Trong những vụ việc cần trợ giúp pháp lý chủ yếu về chế độ chính sách người có công và đất đai. Năm 2011, Trung tâm đã tiến hành trợ giúp đến 90 xã của 18/18 huyện của tỉnh, chủ yếu là các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Tiên Phước, Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Đại Lộc, Bắc Trà My, Nam Trà My,…; trong đó đặc biệt chú trọng đến các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi như xã Trà Giang, Trà Sơn (Bắc Trà My); xã Phước Công, Phước Mỹ (Phước Sơn); xã A Tiêng, A Nông, A Vương (Tây Giang); xã Laê, ĐăcPre (Nam Giang),… qua đó đã thực hiện được gần 2.000 vụ việc về các lĩnh vực chính sách người có công cách mạng, dân sự, đất đai,… Năm 2012, Trung tâm xây dựng kế hoạch TGPL lưu động theo mô hình TGPL ngay tại cộng đồng dân cư, phấn đấu 2/3 số xã và thôn các huyện miền núi, hải đảo được hưởng chính sách TGPL của Nhà nước.

Ngoài ra, Trung tâm đã ra quyết định cử Luật sư là Cộng tác viên trợ giúp pháp lý tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng là 137 vụ việc; cấp phát miễn phí gần 175 bảng hiệu những điều cần biết về trợ giúp pháp lý, 300 băng đĩa các loại và hơn 55.000 tờ gấp về các lĩnh vực tố tụng hình sự, dân sự, hôn nhân & gia đình ... bằng tiếng dân tộc Cơtu, nhằm nâng cao vai trò vị trí của công tác trợ giúp pháp lý; đồng thời góp phần nâng cao dân trí, kiến thức pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở, Đoàn TGPL đã giúp người dân giải đáp những vướng mắc pháp luật về đất đai, dân sự, chế độ chính sách, hôn nhân và gia đình,… Lồng ghép các đợt trợ giúp lưu động, Trung tâm cấp phát hàng chục ngàn tờ rơi, tờ gấp, băng đĩa, bảng hiệu về trợ giúp pháp lý bằng tiếng dân tộc Cơtu,…về các lĩnh vực pháp luật liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người dân. Rút kinh nghiệm các đợt lưu động trước, hướng mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý về cơ sở, Đoàn trợ giúp pháp lý lưu động xuống tận thôn, bản để tiếp nhận đơn yêu cầu, đề nghị được TGPL, tư vấn, giải đáp, hướng dẫn các thủ tục về pháp luật để hưởng chế độ chính sách, đất đai,…, thậm chí có cả hoà giải ngay tại cơ sở. Nhiều thôn, bản ở miền núi chưa có đường giao thông cho xe ôtô vào, Đoàn phải đi bộ 4-5 giờ đồng hồ, có khi đi cả ngày đường mới đến được tận thôn, bản.

Mỗi buổi TGPL lưu động thực sự là một hoạt động truyền đạt kiến thức pháp luật hết sức có ý nghĩa đối với đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là đối với nhân dân vùng nông thôn, dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi cao, hải đảo và tại cộng đồng dân cư. Nhìn chung, các đối tượng được hưởng chính sách của Nhà nước đều có chung một cảm nghĩ rằng đã được thấu hiểu, được mở mang rất nhiều về kiến thức pháp luật, nhất là những kiến thức tối thiểu sát với cuộc sống thực tế hàng ngày. Qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở, Trung tâm còn phát hàng chục ngàn tờ rơi, tờ gấp, băng đĩa,…bằng tiếng dân tộc Cơtu,…(300 băng đĩa các loại và hơn 55.000 tờ gấp,…) với những nội dung liên quan đến trợ giúp pháp lý và các các lĩnh vực pháp luật liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người dân (dân sự, hôn nhân & gia đình,..). Bên cạnh đó, Đoàn TGPL lưu động đã giúp người dân giải đáp những vướng mắc pháp luật về đất đai, dân sự, chế độ chính sách, hôn nhân và gia đình,… Lồng ghép các đợt trợ giúp lưu động, Trung tâm cấp phát hàng chục ngàn tờ rơi, tờ gấp, băng đĩa, bảng hiệu về trợ giúp pháp lý bằng tiếng dân tộc Cơtu,…về các lĩnh vực pháp luật liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người dân.  Trong khi đó, một số nơi chính quyền địa phương không mấy “mặn mà” với Đoàn TGPL lưu động chỉ vì: “Khi TGPL đến thì chính quyền lại “thêm” việc”. Những lúc đó, dù rất tâm huyết với công tác TGPL nhưng các thành viên trong Đoàn cũng thật sự thấy chán nản. Ngoài ra, Trung tâm còn trực tiếp tư vấn qua điện thoại bình quân 5-10 vụ/tháng, đa phần không thuộc đối tượng được TGPL.

Có thể nói, so với nhu cầu TGPL của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam và mục tiêu Nhà nước đặt ra thì công tác trợ giúp pháp lý và truyền thông pháp luật cho đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, hạn chế: nhiều người chưa biết các thông tin về TGPL và quyền được TGPL của mình; nhận thức, trình độ của đồng bào dân tộc còn thấp, nhiều người không biết tiếng phổ thông nên khó tiếp thu các quy định pháp luật; rất ít cán bộ trợ giúp pháp lý biết tiếng dân tộc, hiểu biết về phong tục tập quán của họ nên khó tư vấn, hướng dẫn và thuyết phục họ hiểu và làm theo pháp luật; già làng, trưởng bản có trình độ văn hoá thấp, hiểu biết pháp luật hạn chế nên rất khó khăn trong việc hướng dẫn đồng bào xử sự theo pháp luật; các hoạt động trợ giúp pháp lý tại cơ sở chưa được tiến hành thường xuyên; chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu trợ giúp pháp lý của đồng bào dân tộc thiểu số... Nguyên nhân chính là do công tác TGPL chưa có giải pháp đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số, việc triển khai thực hiện còn mang tính chất áp dụng chung cho tất cả các địa phương; một số hoạt động trợ giúp pháp lý chưa thực sự xuất phát và bám sát những đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số; đội ngũ cán bộ trợ giúp pháp lý, đặc biệt ở các huyện miền núi Quảng Nam, cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ biết tiếng dân tộc thiểu số rất ít; các tài liệu, tờ gấp pháp luật còn chung chung, ngôn từ không phù hợp với tư duy, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số...

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhất định nhưng Trung tâm đã chủ động đề ra phương hướng, nhiệm vụ cụ thể triển khai thực hiện có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu về TGPL cho các đối tượng thời gian qua; giải quyết nhiều vụ tranh chấp mâu thuẫn, góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật cho nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nhất là các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn của tỉnh. Mong rằng trong thời gian tới, bằng sự nỗ lực tìm tòi học hỏi, không ngừng phấn đấu trong công tác, các chuyên viên và cộng tác viên của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Quảng Nam sẽ có nhiều hơn nữa những việc làm cụ thể và thiết thực để đưa pháp luật đến với người dân nghèo ở cơ sở, xứng đáng là chỗ dựa pháp lý vững chắc, đáng tin cậy và mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân nghèo và các đối tượng chính sách ở địa phương./.