Nhìn lại 10 năm công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ

13/10/2008
Hoà giải ở cơ sở là một trong những hoạt động mang đậm bản sắc truyền thống đoàn kết và nhân văn của dân tộc ta. Xuất phát từ những đặc điểm riêng của hoạt động hoà giải nó vừa dựa trên cơ sở pháp luật, dựa trên nền tảng tư tưởng nhân nghĩa, song nó cũng linh hoạt vận dụng trong đời sống xã hội.

Chính vì vậy những quy định của nhà nước về tổ chức và hoat động theo quy định của văn bản pháp luật về tăng cường các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác Hoà giải tại cơ sở đây cũng chỉ là những vấn đề chung nhất mà mang tính tương đối sở dĩ như vậy là vì qua thực tế cho thấy việc sắp xếp cơ cấu tổ chức của các tổ Hoà giải ở cơ sở có những điểm được thực hiện đúng quy định, nhưng cũng có điểm hoàn toàn mới mà chỉ dựa vào yêu cầu cần thực tế và ý chí của cộng đồng.

Mặt khác, bên cạnh các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ Hoà giải viên theo quy định của pháp lệnh cũng như các văn bản đã quy định …trên thực tế  cũng không thể bao quát nổi, đôi lúc sẽ trở thành nối mòn, thậm chí còn lý thuyết xa vời. 

Bởi như những vấn đề trên, 10 năm qua, chính quyền và các cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố Điện Biên phủ, thường xuyên vận dụng, sáng tạo nhiều các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác Hoà giải ở cơ sở, đã góp phần không nhỏ vào sự ổn định trật tự xã hội và xây dựng khối đại đoàn kết ở khu dân cư, tổ dân phố….

Để tiếp tục phát huy những mặt tích cực, đồng thời cũng chỉ ra những mặt khó khăn, bất cập về công tác Hoà giải ở cơ sở, nhằm đưa công tác Hoà giải này ngày một hiệu quả cao hơn. Phòng Tư pháp thành phố Điện Biên phủ mạnh dạn đưa ra đề xuất những nội dung có tính chất trao đổi về công tác Hoà giải gồm vấn đề sau đây:

Trong công tác tổ chức và vấn đề giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ Hoà giải viên ở cơ sở. Tổng số tổ Hoà giải trên địa bàn thành phố Điện Biên phủ có 158 tổ Hoà giải trên khắp 158 cụm dân cư, tổ dân phố, thôn, bản với 795 Hoà giải viên, hiên nay đã được kiện toàn ở các tổ theo hướng tinh gọn, đa số các hoà giải viên là những người có kinh nghiệm, có trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật, là những người có phẩm chất đạo đức nối sống lành mạnh, có uy tín trong cộng đồng dân cư

Đối với các tổ trưởng tổ Hoà giải được cơ cấu thành phần là các tổ trưởng tổ dân phố hay tổ phó tổ dân phố hoặc các trưởng thôn, trưởng bản kiêm nhiệm sắp xếp như vậy là nhằm để hài hoà về mặt chế độ đãi ngộ. Tuy nhiên cũng còn các đơn vị cơ sở cơ cấu tuỳ theo điều kiện trên thực tế và yêu cầu cần công việc nên tổ trưởng tổ Hoà giải có thể là trưởng ban công tác Mặt trận Tổ quốc hay là Bí thư chi bộ…

Về mô hình tổ chức tổ Hoà giải ở cơ sở là từ 3-5 thành viên tuy nhiên có những đơn vị có 5-7 thành viên /1 tổ Hoà giải, vì lý do địa bàn dân cư phân tán, việc bố chí như vậy nhằm mục đích để mỗi cụm dân cư đều có thành viên tổ Hoà giải, tiện cho việc tiếp cận giám sát từng cụm dân cư, địa bàn dân cư, tổ dân phố thường xuyên. Về cách thức bầu cử các thành viên tổ hoà giải, ngoài việc lựa chọn, cơ cấu do cấp uỷ lãnh đạo, thì việc ứng cử là rất hiếm, bởi vì tâm lý là ngại việc công với không có thù lao, phạm vi Hoà giải lại luôn gắn với tính tự tôn và lòng tự ái, coi đó là công việc nội bộ của người khác, do vậy việc tự nguyện ứng cử hầu như không có. Chính vì vậy việc kiện toàn, tổ chức bầu cử các thành viên tổ Hoà giải ở cơ sở theo mỗi nhiệm kỳ ( như nhiệm kỳ của tổ trưởng tổ dân phố hay trưởng thôn, bản) do các tập thể cộng đồng dân cư quyết định, có sự giới thiệu của cấp uỷ, Chính quyền xã, phường.

Công tác Hoà giải ở cơ sở qua 10 năm đã đi vào nề nếp đáp ứng phục vụ nhu cầu cho nhân dân, đã góp phần giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư, đây là một sự đóng góp rất quan trọng đảm bảo sự ổn định và phát triển chung trên toàn thành phố Điện Biên phủ, nó phù hợp với thực tế và đem lại hiệu quả thiết thực bởi họ phải thể hiện trách nhiệm của mình và lòng nhiệt tình với cộng đồng dân cư. Qua tổng kết 10 năm thực tiễn đánh giá tại các cơ sở cho thấy kết quả công tác Hoà giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Điện Biên phủ đã đạt được chủ yếu 2 giải pháp sau đây:

Thứ nhất: Trong công tác tổ chức đã có sự vận dụng linh hoạt như phân công bố chí các tổ trưởng, trưởng ban kiêm nhiệm, tổ trưởng tổ hoà giải ở cơ sở, đã nhằm tận dụng tốt những trí tuệ, và chức năng, vai trò của họ mặt khác tiết kiệm về lao động xã hội trong hoạt động khác như vấn đề đào tạo, bồi dưỡng lại tập trung và thuận lợi hơn, kể cả việc cung cấp thông tin, tài liệu hoặc kỹ năng công tác xã hội tại các tổ dân phố,cụm dân cư, thôn, bản. Hiệu quả của việc bố trí xen kẽ, kiêm nhiệm như vậy còn mang lại sự phối kết hợp rất tốt của bộ 3 là thôn, bản, tổ dân phố đó là giữa Bí thư chi bộ với trưởng phố hoặc phó phố (tổ Hoà giải) MTTQ tạo ra một cơ chế làm việc liên kết đảm bảo hiệu quả cao, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, luôn có sự lãnh đạo của Đảng và sự giám sát của nhân dân.

Thứ hai: Về tiêu chuẩn và điều kiện của Hoà giải viên có 3 tiêu chuẩn chính đã quy định tại Pháp lệnh Hoà giải ở cơ sở, thực tế trên địa bàn thành phố Điện Biên phủ cần được chú trọng đến một yếu tố quan trọng nữa là: Việc bố trí phân công trên địa bàn theo cụm dân cư, tổ dân phố tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế của các hộ  gia đình, có lòng nhiệt tình, có tinh thần gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, đây là bổ sung tiêu chí hết sức thiết thực và hiệu quả, ngoài ra còn gắn với quy định 76 của Đảng nồng ghép với công tác Hoà giải ở cơ sở.

Với phương châm là: các tổ Hoà giải ở cơ sở càng ít việc thì mới là xuất sắc và ngược lại. Trong 10 năm qua các tổ Hoà giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Điện Biên phủ đã tiến hành 1.007 vụ việc tổng số. 1.187 vụ việc trên tất cả các lĩnh vực trong đó: dân sự 250 vụ việc, Hôn nhân và gia đình. 337 vụ việc, Đất đai. 472 vụ việc, các lĩnh vực khác 128 vụ việc đã hướng dẫn chuyển cho cơ quan chức năng giải quyết 171 vụ việc.

Từ những kết quả trên qua 10 năm đã có nhiều tập thể và cá nhân là những thành viên tổ Hoà giải được các cơ quan, đoàn thể các cấp khen thưởng và được nhận kỷ niệm chương “ Vì sự nghiệp Tư pháp”

Qua kinh nghiệm của công tác này đó là có sự vận dụng và linh hoạt sáng tạo trong các quy định của Pháp lệnh Hoà giải ở cơ sở, về mô hình tổ chức, số lượng, cơ cấu các thành viên tổ Hoà giải ở cơ sở, cách thức lựa chọn bầu cử phân công trên địa bàn được phụ  trách có sự hợp lý hài hào cả về tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động của Hoà giải viên.Tuy nhiên, để phù hợp với sự phát triển của xã hội thì cần sửa đổi, bổ sung những quy định cho hợp lý về trang bị kiến thức, kinh nghiệm và vấn đề thù lao cho hoạt động Hoà giải ở cơ sở được đảm bảo, động viên các hoà giải viên tham gia công tác này./.

Trần Khánh Trang