Huyện Điện Biên với công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật

08/10/2008
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của các cáp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương với sự tích cực chủ động phối hợp của các cấp các ngành, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) của huyện Điện Biên đạt được những kết quả đáng kích lệ. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên thường xuyên tiếp tục được củng cố, kiện toàn.

Hiện nay trên toàn huyện có 25 báo cáo viên với 128 tuyên truyền viên, những đội ngũ này luôn thường xuyên được tập huấn và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cùng với các kỹ năng tuyên truyền pháp luật. Để công tác chỉ đạo, hướng dẫn được sâu,  sát với cơ sở, UBND huyện đã ban hành quyết định phân công các thành viên Hội đồng phối hợp và các báo cáo viên phụ trách công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại các xã, thị trấn.

 Hàng năm tiếp nhận trên 30 các loại văn bản pháp luật mới ban hành và các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân  đã được tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự, Luật Đất đai, Luật Giao thông đường bộ, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật Biên giới, Luật phòng chống ma tuý, Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Pháp lệnh dân số, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, Luật trợ giúp pháp lý…Nghị định 158/CP về đăng ký và quản lý Hộ tịch, Pháp lệnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở . Năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008, các hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật được thường xuyên áp dụng linh hoạt đã đạt được hiệu quả đó là:  Công tác tuyên truyền thông qua các  Hội nghị, được lồng ghép qua các đợt tập huấn từ huyện đến các thôn, bản, cụm dân cư được 350 buổi cho trên 26.450 lượt người tham gia, tuyên truyền qua đài truyền thanh-truyền hình huyện được 547 chương trình, truyền hình 327 chương trình với 1130 tin, bài các loại. Tủ sách pháp luật trên toàn huyện có 18/19 tủ sách đã thu hút được 8187 lượt người đọc, nghiên cứu các tài liệu tham khảo, vận dụng trong công tác cũng như áp dụng trong đời sống hàng ngày. Tổ chức hoạt động các câu lạc bộ như: câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, câu lạc bộ Thanh niên với pháp luật, câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật, câu lạc bộ không sinh con thứ ba… UBND huyện phối hợp với Hội nông dân tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh tổ chức các cuộc thi ( Nông dân với kiến thức pháp luật ) tại các xã như: xã Thanh luông với xã Mường mươn, xã noong luống …

Đặc biệt qua tổ chức cuộc thi tìm hiểu ( nông dân với kiến thức pháp luật ) bằng hình thức mỗi cá nhân tự  bốc thăm câu hỏi rồi trả lời, qua hình thức này được các bà con nhân dân các dân tộc ở các xã,bản  hưởng ứng nhiệt tình ủng hộ. Công tác tuyên truyền còn thông qua các pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu trên 200 chiếc các loại, tuyên truyền còn thông qua công tác xét xử lưu động tại trên địa bàn huyện đã góp phần đẩy mạnh tăng cường  công tác tuyên truyền pháp luật cho trên 10.600 lượt người tham gia, thông qua công  tác tiếp dân của toà án đã tuyên truyền được trên 300 lượt người.

Ngoài ra Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật huyện còn phối hợp với  Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động ở các xã cho trên 427  lượt người, các cộng tác viên trợ giúp pháp lý của huyện  luôn thường xuyên trợ giúp cho nhân dân. Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh, huyện Điên Biên đã tiến hành tổng kết về 10 năm thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở  và công tác xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn . Hiện nay trên toàn huyện có 431 tổ  Hoà giải với 2487 thành viên, qua 10 năm hoạt động các tổ Hoà giải đã đạt được  6438 vụ việc trong đó: Lĩnh vực dân sự 1872 vụ việc, Hôn nhân và gia đình 2889 vụ việc, Đất đai 1642 vụ việc, các lĩnh vực khác 1546 vụ việc, về khai thác và quản lý tủ sách pháp luật tại 18/19 tủ sách pháp luật của 18/19 xã, thị trấn đã thu hút được 887 lượt người nghiên cứu ,đọc  ngoài ra còn có 18/19 xã, thị trấn  có điểm bưu điện văn hoá xã có tủ sách pháp luật. Bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác phổ biến giáo dục pháp luật của huyện Điện Biên vẫn còn có những khó khăn tồn tại đó là: Các cấp uỷ, Chính quyền ở một số xã, thị trấn chưa nhận thức đầy đủ về vị trí tầm quan trọng cũng như sự quan tâm đúng mức về công tác này, các báo cáo viên, tuyên truyền viên còn kiêm nhiệm, về trình độ nhận thức không đồng đều, đội ngũ cán bộ ban Tư pháp chưa được trang bị nhiều về kiến thức chuyên môn, người làm công tác Hoà giải chưa được bồi dưỡng kiến thức pháp luật thường xuyên, trình độ dân trí còn thấp, nên việc chuyển tải về nội dung pháp luật từ tiếng phổ thông ra tiếng dân tộc để phục vụ cho bà con còn gặp nhiều khó khăn, địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, về kinh phí còn hạn hẹp chưa đáp ứng được cho nhu cầu phục vụ đặc biệt tại các xã, thị trấn.

Trong thời gian tới, các cấp, các ngành huyện Điện Biên tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả thực hiện theo kế hoạch của UBND tỉnh. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật  kết hợp phổ biến các Nghị quyết, về đường lối, Chính sách của Đảng với pháp luật của Nhà nước kịp thời tới cán bộ, chiến sĩ, học sinh, sinh viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Kiện toàn tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các báo cáo viên, tuyên truyền viên, Hoà giải viên thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Trung ương và địa phương, đổi mới hình thức phổ biến giáo dục pháp luật, tăng cường triển khai các nội dung pháp luật mới ban hành, các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh./.

Trần Khánh Trang