Ngành văn hóa thông tin tỉnh Điện Biên phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.

26/03/2008
Tạo chuyển biến căn bản cho việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn, nhằm ngăn chặn và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, ngày 16/2/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 212/ 2004/ QĐ-TTG phê duyệt chương trình quốc gia về việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường,, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010. Ngày 28/1/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số: 28/2006/ QĐ-TTG, về việc phê duyệt các Đề án chi tiết thuộc chương trình hành động quốc gia này.

Đã có 4 Đề án được phê duyệt.

Đề án 1. Đưa thông tin pháp luật đến với các cán bộ, nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các thiết chế văn hoá thông tin cơ sở.

Đề án 2. xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư.

Đề án 3. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại tố cáo, ở xã, phường, thị trấn.

Đề án 4. Phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ Tư pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật  cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn.

Lâu nay, công tác tuyên truyền nói riêng, phổ biến giáo dục nói chung thường được hiểu, công tác này là trách nhiệm của một số các sở, ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền thông tin đại chúng. Trong công tác thiết chế văn hoá thông tin ở cơ sở, đã đóng góp một phần rất quan trọng, trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Hiện nay ở cơ sở có 6 loại hình hệ thống thiết chế văn hoá đang hoạt động tích cực công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đó là: Nhà văn hoá xã, phường, thị trấn và các tổ dân phố, các cụm dân cư, bản, làng, hệ thống các trạm phát thanh, mạng lưới loa truyền thanh công cộng, các tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, các thư viện cộng đồng, các câu lạc bộ văn nghệ quần chúng, các cụm cổ động, các bản tin, biểu tường, đội thông tin lưu động, đội chiếu bóng lưu động ở cấp huyện đã phối hợp với các cơ sở trên địa bàn, thực hiện chương trình triển khai “ đưa văn hoá thông tin tuyên truyền về cơ sở”.

Trong năm qua ngành văn hoá thông tin tỉnh Điện biên,đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức triển khai thanh tra, kiểm tra về hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nhằm phát hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh những vi phạm, đặc biệt trong thời gian vừa qua đã tổ chức kiểm tra một số các cơ sở hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá đã  không xin cấp giấy phép của các cơ quan chuyên môn, nhất là trong lĩnh vực hoạt động quảng cáo, đã tiến hành kiểm tra 140 cơ sở tập trung vào các loại hình dịch vụ như: Xuất bản, in, phát hành, bán và cho thuê băng đĩa nhạc, băng đĩa hình,  quảng cáo, viết, đặt biển hiệu, internet. Đã lập biên bản và nhắc nhở 91 cơ sở, yêu cầu tạm ngừng 7 cơ sở dịch vụ karaoke đã vi phạm về cam kết, không đảm bảo về an ninh trật tự, đã tịch thu 300 đĩa CD và VCD không có nhãn tem, 95 tờ tranh, 189 quyển lịch, 5 băng casett, yêu cầu tháo dỡ 01 biển quảng cáo, 01 ổ cứng máy vi tính. Ngoài ra công tác kiểm định và cấp mới 122 giấy phép các loại xuất bản trong tỉnh, đã thẩm định  và đề nghị cục Báo chí cấp phép hoạt động cho trang thông tin điện tử của sở xây dựng tỉnh Điện Biên, đã cấp phép cho các tổ chức và cá nhân xuất bản 58.800 bản sách, 7.200 tờ áp phích, 12.000 tờ rơi tuyên truyền về pháp luật, 2 .452  đĩa CD-VCD. Trong năm qua ngành văn hoá thông tin đã đạt được những kết quả đáng nghi nhận về những thành tích trong công tác tổ chức kiểm tra, thanh tra, thẩm định và tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đến với mọi tầng lớp nhân dân góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết về pháp luật cho nhân dân,tuyên truyền vận động nhân dân sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên nhận xét đánh giá trung thì chất lượng và hiệu quả của công tác thông tin tuyên truyền pháp luật ở từng thôn, bản, từng địa phương và từng loại thiết chế văn hoá thông tin, trong thời gian qua ở cơ sở đã đạt được những kết quả khác nhau so với từng cơ sở, từng địa phương. Bởi vì chất lượng hoạt động ở các cơ sở phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố khách quan và chủ quan như:

Nhận thức của từng cấp uỷ, chính quyền, ý thức tự giác của người dân và trình độ dân trí của từng vùng, khu vực, về năng lực của đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, cơ chế quản lý, điều hành, chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động …ở từng địa phương và các cơ sở có khác nhau.

Để thiết chế văn hoá thông tin ở cơ sở thực hiện phát huy tốt hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo tinh thần Quyết định số: 212/2004/ QĐ-TTG và Quyết định số: 28/ 2006/ QĐ-TTg  của Thủ tướng Chính phủ, ngành văn hoá thông tin tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo đổi mới, sáng tạo, đa dạng hoá các hình thức thông tin tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường đưa pháp luật đến với đời sống của người dân, một cách thiết thực có hiệu quả, sinh động, hấp dẫn, luôn xác định thường xuyên không ngừng nâng cao trình độ pháp lý cho đội ngũ cán bộ quản lý trong toàn ngành nói chung, lực lượng tuyên truyền viên, cộng tác viên ở cơ sở nói riêng tích cực phối hợp với các ngành thành viên của HĐPBGDPL của các cấp các ngành, tổ chức lồng ghép các hoạt động, gắn nhiệm vụ công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với xây dựng hương ước bản, làng văn hoá ở xã, phường, thị trấn, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng đời sống văn hoá mới, phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” xây dựng khu dân cư tiên tiến, khu dân cư không có tệ nạn xã hội … chú trọng đến việc đưa thông tin pháp luật đến với mọi tầng lớp nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa…

Một trong các hình thức, phương pháp tuyên truyền có hiệu quả nhất hiện nay đó là hình thức sân khấu hoá thông tin tuyên truyền, hình thức này được thể hiện rất sinh động, hấp dẫn thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, trong các buổi biểu diễn tổ chức văn hoá văn nghệ  hoặc cuộc thi “ tìm hiểu pháp luật” tuyên truyền viên pháp luật giỏi, ở các cấp cơ sở đây là hình thức đưa pháp luật  đến với mọi tầng lớp nhân dân một cách nhanh, nhạy và hiệu quả nhất, với hình thức nhanh, nhạy cảm này cần nhân ra diện rộng để phổ biến trong xây dựng chương trình hoạt động cho các thiết chế văn hoá thông tin ở cơ sở hiện nay tại địa phương. /. 

Trần khánh Trang