Đoàn công tác Cục ĐKQGGDBĐ học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, ĐKBPBĐ tại Hoa KỳTrong khuôn khổ các hoạt động đối ngoại năm 2024 của Bộ Tư pháp đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt, thực hiện Quyết định số 1767/QĐ-BTP ngày 25/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Đoàn công tác đi Hoa Kỳ, từ ngày 04 - 08/11/2024, Đoàn công tác của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm do bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Cục trưởng làm Trưởng đoàn cùng các thành viên là Lãnh đạo các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trường Luật thuộc Đại học Washington, thành phố Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.Trong bối cảnh thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra nhanh và trên diện rộng với những yêu cầu mang tính “thời đại”, mang tính “hội nhập” ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến tài sản, giao dịch nói chung, về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đăng ký biện pháp bảo đảm nói riêng, nhất là liên quan đến động sản thì việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tổ chức đoàn ra đến Hoa Kỳ - quốc gia có hệ thống pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, về đăng ký biện pháp bảo đảm, có thiết chế đăng ký biện pháp bảo đảm tiên tiến, hiện đại để tham quan, học hỏi kinh nghiệm cũng là hoạt động hết sức cần thiết.
Trong năm ngày làm việc, Đoàn công tác đã được Giáo sư Nguyễn Xuân Thảo - Chủ tịch Luật Pendleton Miller, Giám đốc, Trung tâm Luật Châu Á cùng các Giáo sư của Trường Luật thuộc Đại học Washington, Hoa Kỳ giới thiệu quy định của pháp luật Hoa Kỳ liên quan đến lĩnh vực bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm (các loại mô hình tài chính khác nhau dành cho doanh nghiệp tại Luật bảo đảm tài chính và giao dịch bảo đảm; các quy định trong Bộ Quy tắc thương mại thống nhất của Hoa Kỳ (UCC 9); mối quan hệ giữa Bộ Quy tắc thương mại thống nhất của Hoa Kỳ với Luật Phá sản, các quy định trong luật về máy bay, chứng khoán, sở hữu trí tuệ; quy định về thứ tự tiên của biện pháp bảo đảm và thực thi biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật của Hoa Kỳ;…); về quyền của chủ nợ và quyền của con nợ trong giao dịch bảo đảm, vấn đề thực thi pháp luật về giao dịch bảo đảm tại Hoa Kỳ. Trong chuyến học tập lần này, Đoàn công tác được tham quan thực tế tại Tòa phá sản thuộc Tòa án thành phố Seattle và được Chánh án, Thẩm phán Tòa phá sản giới thiệu thực tiễn giải quyết vụ việc liên quan đến phá sản của doanh nghiệp; tham quan thực tế tại Văn phòng Luật sư Davis Wright Tremaine LLP của thành phố để tìm hiểu hoạt động hỗ trợ khách hàng liên quan đến công tác đăng ký giao dịch bảo đảm và giải quyết phá sản. Bên cạnh đó, Đoàn cũng được nghe giới thiệu về mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký kinh doanh thuộc Bộ phận đối ngoại của bang Indiana, trong đó có nhiệm vụ đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản, về các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản tại bang Indiana. Đoàn công tác cũng có một số buổi trải nghiệm giờ học tại trường Luật cùng các sinh viên của Đại học Washington do Giáo sư hàng đầu của trường giảng dạy về giao dịch bảo đảm. Qua trao đổi, Đoàn công tác cũng được các Giáo sư giải đáp cụ thể hơn về những vấn đề cần quan tâm trong pháp luật về giao dịch bảo đảm của Hoa Kỳ như vấn đề về phương thức xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm, về xử lý tài sản bảo đảm, về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các chủ thể có quyền, lợi ích liên quan trên tài sản bảo đảm, về sử dụng tài sản số làm tài sản bảo đảm…
Qua nghe giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm từ các Giáo sư đến từ Trường Luật thuộc Đại học Washington, của Thẩm phán, của các luật sư đến từ các công ty Luật nổi tiếng, có thể thấy, Hoa Kỳ có hệ thống pháp luật về dân sự nói chung, pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng động sản, về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản nói riêng tương đối hoàn chỉnh, có nhiều quan điểm tiếp cận tương đồng với Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, những kiến thức, những kinh nghiệm thu được qua đợt nghiên cứu, học tập của Đoàn công tác là những bài học quý, giúp có thêm cơ sở cả về lý luận và thực tiễn trong đề xuất hoàn thiện thể chế, hoàn thiện cơ chế đăng ký, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ thực hiện hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản, đáp ứng được yêu cầu mang tính chuyên nghiệp hóa, có năng lực đáp ứng đầy đủ yêu cầu, điều kiện khi thực hiện hoạt động đăng ký trong bối cảnh, yêu cầu mới.
Đoàn công tác Cục ĐKQGGDBĐ học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, ĐKBPBĐ tại Hoa Kỳ
11/11/2024
Trong khuôn khổ các hoạt động đối ngoại năm 2024 của Bộ Tư pháp đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt, thực hiện Quyết định số 1767/QĐ-BTP ngày 25/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Đoàn công tác đi Hoa Kỳ, từ ngày 04 - 08/11/2024, Đoàn công tác của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm do bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Cục trưởng làm Trưởng đoàn cùng các thành viên là Lãnh đạo các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trường Luật thuộc Đại học Washington, thành phố Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.
Trong bối cảnh thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra nhanh và trên diện rộng với những yêu cầu mang tính “thời đại”, mang tính “hội nhập” ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến tài sản, giao dịch nói chung, về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đăng ký biện pháp bảo đảm nói riêng, nhất là liên quan đến động sản thì việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tổ chức đoàn ra đến Hoa Kỳ - quốc gia có hệ thống pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, về đăng ký biện pháp bảo đảm, có thiết chế đăng ký biện pháp bảo đảm tiên tiến, hiện đại để tham quan, học hỏi kinh nghiệm cũng là hoạt động hết sức cần thiết.
Trong năm ngày làm việc, Đoàn công tác đã được Giáo sư Nguyễn Xuân Thảo - Chủ tịch Luật Pendleton Miller, Giám đốc, Trung tâm Luật Châu Á cùng các Giáo sư của Trường Luật thuộc Đại học Washington, Hoa Kỳ giới thiệu quy định của pháp luật Hoa Kỳ liên quan đến lĩnh vực bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm (các loại mô hình tài chính khác nhau dành cho doanh nghiệp tại Luật bảo đảm tài chính và giao dịch bảo đảm; các quy định trong Bộ Quy tắc thương mại thống nhất của Hoa Kỳ (UCC 9); mối quan hệ giữa Bộ Quy tắc thương mại thống nhất của Hoa Kỳ với Luật Phá sản, các quy định trong luật về máy bay, chứng khoán, sở hữu trí tuệ; quy định về thứ tự tiên của biện pháp bảo đảm và thực thi biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật của Hoa Kỳ;…); về quyền của chủ nợ và quyền của con nợ trong giao dịch bảo đảm, vấn đề thực thi pháp luật về giao dịch bảo đảm tại Hoa Kỳ. Trong chuyến học tập lần này, Đoàn công tác được tham quan thực tế tại Tòa phá sản thuộc Tòa án thành phố Seattle và được Chánh án, Thẩm phán Tòa phá sản giới thiệu thực tiễn giải quyết vụ việc liên quan đến phá sản của doanh nghiệp; tham quan thực tế tại Văn phòng Luật sư Davis Wright Tremaine LLP của thành phố để tìm hiểu hoạt động hỗ trợ khách hàng liên quan đến công tác đăng ký giao dịch bảo đảm và giải quyết phá sản. Bên cạnh đó, Đoàn cũng được nghe giới thiệu về mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký kinh doanh thuộc Bộ phận đối ngoại của bang Indiana, trong đó có nhiệm vụ đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản, về các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản tại bang Indiana. Đoàn công tác cũng có một số buổi trải nghiệm giờ học tại trường Luật cùng các sinh viên của Đại học Washington do Giáo sư hàng đầu của trường giảng dạy về giao dịch bảo đảm. Qua trao đổi, Đoàn công tác cũng được các Giáo sư giải đáp cụ thể hơn về những vấn đề cần quan tâm trong pháp luật về giao dịch bảo đảm của Hoa Kỳ như vấn đề về phương thức xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm, về xử lý tài sản bảo đảm, về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các chủ thể có quyền, lợi ích liên quan trên tài sản bảo đảm, về sử dụng tài sản số làm tài sản bảo đảm…
Qua nghe giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm từ các Giáo sư đến từ Trường Luật thuộc Đại học Washington, của Thẩm phán, của các luật sư đến từ các công ty Luật nổi tiếng, có thể thấy, Hoa Kỳ có hệ thống pháp luật về dân sự nói chung, pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng động sản, về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản nói riêng tương đối hoàn chỉnh, có nhiều quan điểm tiếp cận tương đồng với Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, những kiến thức, những kinh nghiệm thu được qua đợt nghiên cứu, học tập của Đoàn công tác là những bài học quý, giúp có thêm cơ sở cả về lý luận và thực tiễn trong đề xuất hoàn thiện thể chế, hoàn thiện cơ chế đăng ký, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ thực hiện hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản, đáp ứng được yêu cầu mang tính chuyên nghiệp hóa, có năng lực đáp ứng đầy đủ yêu cầu, điều kiện khi thực hiện hoạt động đăng ký trong bối cảnh, yêu cầu mới.