BAN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH 585 BAN HÀNH KẾ HOẠCH KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ 10 NĂM TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁP LÝ LIÊN NGÀNH DÀNH CHO DOANH NGHIỆP VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU HỖ TRỢ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIAI ĐOẠN SAU NĂM 2020

BAN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH 585 BAN HÀNH KẾ HOẠCH KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ 10 NĂM TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁP LÝ LIÊN NGÀNH DÀNH CHO DOANH NGHIỆP VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU HỖ TRỢ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIAI ĐOẠN SAU NĂM 2020 Ngày 20/8/2019 vừa qua, Ban Chỉ đạo Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2015 đã ký Quyết định ban hành kế hoạch hảo sát đánh giá 10 năm triển khai Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp và xác định nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn sau năm 2020. Theo đó, Kế hoạch gồm các nội dung cụ thể như sáu:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
-  Đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp (Chương trình 585) trên cả nước giai đoạn  từ năm 2010 đến nay, chuẩn bị tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Chương trình 585 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
-  Xác định nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn từ sau năm 2020 trên cơ sở các quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực thi hành từ ngày 16/8/2019 (thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ-CP).
- Xây dựng cơ chế phối hợp, cách thức tổ chức hoạt động của Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại các Bộ, ngành, địa phương để triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn từ sau năm 2020.
- Tổng hợp các đề xuất, kiến nghị, phản hồi từ doanh nghiệp trong quá trình triển khai Chương trình 585 từ năm 2010 đến nay, qua đó đề xuất các giải pháp triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn từ năm 2021 đến 2025.
2. Yêu cầu
- Việc khảo sát cần bảo đảm khách quan, nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, đúng đối tượng.
- Kết quả khảo sát phản ánh chính xác tình hình thực hiện; bảo đảm mục đích khảo sát, phục vụ có hiệu quả cho việc xác định nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn từ sau năm 2020.
II. NỘI DUNG
1. Khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức, thực thi pháp luật của doanh nghiệp và việc thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung, đánh giá việc triển khai các hoạt động Chương trình 585 nói riêng từ năm 2010 đến nay, từ đó chuẩn bị xây dựng Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn sau năm 2020 theo quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Xác định nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên một số hoạt động cụ thể quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm các hoạt động chủ yếu sau:
- Cung cấp thông tin pháp luật trong nước, quốc tế; cảnh báo rủi ro pháp lý và chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, mạng lưới tư vấn viên pháp luật.
- Tư vấn pháp luật bao gồm đối thoại, giải quyết các vướng mắc pháp lý lý cho doanh nghiệp và các hoạt động tư vấn pháp luật khác phù hợp với quy định của pháp luật trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong phối hợp triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước từ Trung ương tới địa phương và tại các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp; đề xuất các giải pháp triển khai hiệu quả hoạt động này trong giai đoạn sau năm 2020.
III. PHƯƠNG PHÁP
Hoạt động khảo sát được thực hiện thông qua các phương pháp như sau:
1. Hội nghị đối thoại, phỏng vấn trực tiếp đối với các đối tượng đã thụ hưởng hoạt động của Chương trình 585 giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019 và mở rộng ra các doanh nghiệp, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp tại địa phương nơi tổ chức khảo sát và một số địa phương lân cận.
2. Khảo sát qua phiếu để nắm bắt được nhu cầu của đối tượng cần khảo sát (doanh nghiệp).
3. Đánh giá, phân tích, tổng hợp kết quả khảo sát qua phiếu, các ý kiến tại hội nghị đối thoại về thực trạng nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
4. Công bố kết quả khảo sát.
IV. HÌNH THỨC
Tại mỗi địa phương, việc khảo sát sẽ được tiến hành thông qua các hình thức sau:
1. Tổ chức Hội nghị đối thoại với các bộ, sở, ban, ngành, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, luật sư, luật gia, các doanh nghiệp tại 03 miền
1.1. Chủ đề hội nghị đối thoại: “đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp từ năm 2010 đến nay và định hướng xây dựng Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn sau năm 2020”.
1.2. Nội dung:
- Đánh giá kết quả và tác động của việc thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung, hoạt động của Chương trình 585 tại địa phương từ năm 2010 đến nay.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình 10 năm thực hiện các hoạt động của Chương trình 585.
- Trao đổi, hỏi đáp về vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan trong việc triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; cơ chế phối hợp thực hiện hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Xác định nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong thời gian tới để có cơ sở nghiên cứu, xây dựng Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp sau năm 2020 trong phạm vi bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương, trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.3. Thời gian, địa điểm
- Tại TP. Hải Phòng: Tháng 9/2019
- Tỉnh Thừa Thiên - Huế: Tháng 9/2019.
- Tại TP. Cần Thơ: Tháng 10/2019
1.4. Số lượng, đối tượng tham dự
- Số lượng tối đa: 100 đại biểu/hội nghị.
- Thời lượng: 01 ngày/hội nghị.
- Đối tượng tham dự: Đại diện các bộ, ban, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Sở, ban, ngành, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, đại diện các doanh nghiệp, luật sư, luật gia, đại diện một số doanh nghiệp tại các địa phương tổ chức khảo sát và một số địa phương lân cận.
2. Phát phiếu khảo sát
2.1. Đối tượng phát phiếu khảo sát:  Đại diện các bộ, ban, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Sở, ban, ngành, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, một số doanh nghiệp, luật sư, luật gia, đại diện một số doanh nghiệp tại các địa phương tổ chức khảo sát và một số địa phương lân cận.
2.2. Địa điểm phát phiếu khảo sát:
- Tại 03 địa phương tổ chức hội nghị đối thoại nêu trên gồm: TP.Hải Phòng, tỉnh Thừa Thiên - Huế, TP. Cần Thơ.
- Mở rộng việc phát phiếu khảo sát tại một số địa phương được giao triển khai các hoạt động của Chương trình 585 từ năm 2010 đến nay (kết hợp thông qua việc cử cán bộ của Chương trình 585 đi kiểm tra, giám sát trực tiếp việc phát phiếu khảo sát tại hội nghị, lớp bồi dưỡng do các địa phương thực hiện). Ngoài ra, phiếu khảo sát dự kiến được phát thông qua một số tổ chức đại diện cho doanh nghiệp tại địa phương như: Hiệp hội doanh nghiệp, Liên đoàn lao động tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất tỉnh...doanh nghiệp hội viên của các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp như: Hiệp hội doanh nghiệp, Phòng Thương mại và công nghiệp, Hội luật gia...
Các địa phương dự kiến phát phiếu khảo sát mở rộng gồm 07 tỉnh, thành phố:  Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Yên Bái, Điện Biên, Hậu Giang, TP. Hồ Chí Minh. 
- Trong trường hợp cần thiết, Ban Quản lý Chương trình 585 có thể căn cứ nhu cầu, tình hình thực tiễn, yếu tố thuận lợi trong việc kết hợp với hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban Quản lý Chương trình 585 để điều chỉnh, thay đổi địa điểm phát phiếu khảo sát mở rộng để bảo đảm việc tiết kiệm kinh phí thực hiện và đạt hiệu quả tốt nhất.
2.3. Số lượng phiếu khảo sát
- Số lượng phiếu khảo sát phát ra: Dự kiến sẽ tiến hành phát phiếu khảo sát tại 10 địa phương (03 địa phương tổ chức Hội nghị đối thoại nêu trên và mở rộng thêm 07 địa phương), mỗi địa phương dự kiến phát tổng số 300 phiếu.
- Tổng số phiếu khảo sát: Dự kiến 3.000 phiếu.
3. Thời gian, tiến độ thực hiện
3.1. Phát phiếu khảo sát: từ tháng 8 đến tháng 11/2019, trong đó:
- Tại 03 địa phương tổ chức hội nghị đối thoại nêu tại điểm 1.4 khoản 1.
- 07 địa phương phát phiếu mở rộng khác: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Yên Bái, Điện Biên, Hậu Giang, TP. Hồ Chí Minh được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 11/2019 trên cơ sở kết hợp với các hoạt động khác của Ban Quản lý Chương trình 585.
3.2. Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả khảo sát: tháng 11/2019.
3.3. Báo cáo Ban Chỉ đạo kết quả khảo sát: tháng 11/2019.
3.4. Công bố kết quả khảo sát: tháng 12/2019, tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Chương trình 585 năm 2019.
Cơ quan, tổ chức có thể tải Quyết định ban hành kèm theo Kế hoạch đính kèm để tham khảo.

Phạm Nguyệt Hằng


Các tin khác