HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP Nhìn vào bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế một quốc gia, sức tăng trưởng đậm hay nhạt phụ thuộc vào “sức khỏe” của các doanh nghiệp. Và, “sức khỏe” đó phải bắt nguồn từ trách nhiệm đối với xã hội… Từ thực tế đó, sáng 13/11/2018, tại Hà Nội đã diễn ra chương trình Hội nghị đối thoại “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” do Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-20210 của Bộ Tư pháp tổ chức.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Ông Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp, cho biết: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) đang được xem như là một trong những chiến lược kinh doanh hàng đầu của doanh nghiệp hơn là những quy định hay từ thiện bắt buộc. Triển khai tốt CSR không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. CSR bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu thụ, tiêu dùng đến các nhà cung ứng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ; từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cổ đông của doanh nghiệp. Trong đó, có cả trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên, môi trường mà về thực chất, cũng là có trách nhiệm chung với lợi ích cộng đồng xã hội, bao gồm cả những hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước…

ại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi, đối thoại hết sức thẳng thắn xoay quanh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như: một số vấn đề về trách nhiệm xã hội của Việt Nam; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với vấn đề bảo đảm quyền con người; các vướng mắc, bất cập và giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; quy định pháp luật về an sinh xã hội và trách nhiệm của xã hội của doanh nghiệp; đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong sự đóng góp vào phát triển bền vững của doanh nghiệp; cơ chế thực hiện trách nhiệm xã hội cua doanh nghiệp.

Chủ trì Hội nghị, TS Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp, đã tiếp thu các ý kiến góp ý, đề xuất của đại biểu và có trách nhiệm chỉ đạo tổng hợp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 

Nhin tổng thể, CSR là rất thách thức vì nó đòi hỏi một kế hoạch chu đáo, sự tận tâm để đánh giá đúng lợi ích tiềm năng đích thực, xây xựng niềm tin, triển khai các hoạt động nội bộ doanh nghiệp và các hoạt động bên ngoài xã hội. Triển khai tốt CSR không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược và cốt lõi liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. Hoạt động CSR không phải chỉ để làm cho doanh nghiệp cảm thấy hài lòng đơn thuần, khổng hẳn là những hoạt động PR, từ thiện hay tài trợ nhỏ lẻ thông thường. CSR đòi hỏi tính tập trung cao, hoạt động liên tục, cam kết lâu dài cho lợi ích của doanh nghiệp và cho lợi ích của xã hội.
TS Lê Đăng Doanh- Thành viên Ủy ban chính sách phát triển của Liên hợp quốc:

Trách nhiệm xã hội ở Việt Nam đã được nhận thức và bước đầu được thực hiện. Chắc chắn rằng cùng với quá trình phát triển của đất nước, trách nhiệm đó sẽ được đề cao hơn cùng với sự hoàn thiện khung pháp luật, bộ máy nhà nước, thể chế kinh tế thị trường và các thể chế xã hội dân sự.
Ông Mai Đức Thiện- Phó Vụ trưởng Pháp chế - Bộ Lao động- Thương binh và xã hội:
Các doanh nghiệp cần có các chiến lược dài hạn trong việc xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn CRS . Việc thực hiện CRS theo ý nghĩa đầy đủ và đích thực không phải là một vấn đề đơn giản và không nằm trong khả năng giải quyết tức thì cảu phần lớn doanh nghiệp Việt Nam, bởi sự hạn chế của nhân thức, của các yếu tố nguồn nhân lực, trong đó có nguồn lực tài chính kỹ thuật , nhân lực trình độ cao. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải xây dựng lộ trình trong từng bước thự hiện nội dung CRS không chỉ phù hợp với các chuẩn mực chung mà còn được các chủ thể liên quan chấp nhận, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và toàn cầu.
Luật sư Lê Anh Văn- Giám đốc Trung tâm hỗ trợ pháp luật và nguồn nhân lực, HH DNVVN:
Việc các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội không chỉ giúp bản thân doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Trên cơ sở làm rõ những lợi ích to lớn từ việc thực hiện CSR và đánh giá khái quát tình hình thực thi CRS ở Việt Nam hiện nay, sẽ làm cơ sở để chúng ta hoàn thiện cơ chế CRS.

Kết thúc Hội nghị, Ông Nguyễn Thanh Tú đã ghi nhận các ý kiến phát biểu của đại biểu tham dự, qua đó tổng hợp và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp trong thời gian tới.

Trần Thanh Tùng


Các tin khác