Quy định mới về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm Thừa phát lại (Phần II)
02/11/2009
Thừa phát lại (TPL) là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về THADS, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và pháp luật có liên quan. Tiêu chuẩn; trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm TPL được quy định tại Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 19/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Thực hiện thí điểm chế định TPL tại thành phố Hồ Chí Minh” và Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án
30/10/2009
Quy định về bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án theo Luật Thi hành án dân sự năm 2008, Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ “quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án” được Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 04 /2009/TTLT-BTP-BTC ngày 15/10/2009 (có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký), có những nội dung cơ bản sau đây:
Quy chế mới về thực hiện viện trợ phi chính phủ nước ngoài
27/10/2009
Việc giám sát thực hiện viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) phải được thực hiện thường xuyên và định kỳ cập nhật toàn bộ các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện. Đó là một trong những nội dung của Quy chế về quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài được Chính phủ ban hành kèm theo
Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009.
Giới thiệu những quy định mới về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
27/10/2009
Thực hiện chủ trương xã hội hoá một số công việc THADS đã được nêu ra tại Nghị quyết số 49-NQ/TW đó là: “Từng bước thực hiện việc xã hội hoá và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án”; “nghiên cứu chế định Thừa phát lại (Thừa hành viên); trước mắt có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo”, cho đến nay về cơ bản chủ trương này đã được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật để triển khai thực hiện trên thực tế.
Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
26/10/2009
Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP không chỉ căn cứ vào quy mô dân số như Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (Nghị định 121/2003/NĐ-CP), mà số lượng cán bộ công chức (CBCC) cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính (dựa trên 3 tiêu chí: dân số, diện tích và các yếu tố đặc thù).
Quy định mới về quy trình, thủ tục và điều kiện để bổ nhiệm từ ngạch CHV cấp huyện, CHV cấp tỉnh sang ngạch CHV sơ cấp, CHV trung cấp và CHV cao cấp (Phần X)
23/10/2009
Pháp lệnh THADS năm 2004 quy định ngạch CHV theo cấp hành chính, gồm có CHV cấp tỉnh và CHV cấp huyện. Tuy nhiên, theo quy định mới của Luật THADS năm 2008 thì CHV có ba ngạch là CHV sơ cấp, CHV trung cấp và CHV cao cấp. Do đó, kể từ ngày Nghị định số 74/2009/NĐ-CP có hiệu lực pháp luật (01/11/2009), toàn bộ đội ngũ CHV cấp tỉnh, CHV cấp huyện nếu đủ điều kiện theo quy định sẽ được bổ nhiệm sang ngạch CHV mới. Quy trình, thủ tục và điều kiện để bổ nhiệm từ ngạch CHV cấp huyện, CHV cấp tỉnh sang ngạch CHV sơ cấp, CHV trung cấp và CHV cao cấp được quy định tại Nghị định số 74/2009/NĐ-CP, cụ thể như sau: