Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm: Giao Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ĐKGDBĐ ở địa phươngNgày 23/7/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm (có hiệu lực thi hành từ ngày 09/9/2010). Nghị định ra đời có ý nghĩa quan trọng nhằm kịp thời khắc phục những bất cập của pháp luật hiện hành, đặc biệt Nghị định đã đưa ra các quy định mang tính đổi mới, cải cách về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm.Cụ thể hoá nội dung quản lý nhà nước và trách nhiệm của các Bộ, ngành trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảmViệc quy định về nội dung quản lý nhà nước và nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ngành liên quan nhằm xác định cụ thể và ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực đăng ký nhằm tăng tính hiệu quả trong hoạt động quản lý, bảo đảm tính công khai minh bạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác đăng ký giao dịch bảo đảm.Với ý nghĩa nêu trên, Điều 45 Nghị định 83/2010/NĐ-CP đã quy định cụ thể, chi tiết nội dung quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm như: xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách phát triển hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảmquản lý hoạt động đăng ký; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về đăng ký giao dịch bảo đảm…Bộ Tư pháp tiếp tục được khẳng định là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm, có các nhiệm vụ mới và quan trọng như: Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảmChủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan tổ chức đào tạocấp chứng chỉ tốt nghiệp cho cán bộ làm công tác đăng ký giao dịch bảo đảmChủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan ban hành, quản lý và hướng dẫn việc sử dụng các mẫu đơn, giấy tờ, sổ đăng ký, tổ chức quản lý Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảmHướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ làm công tác đăng ký giao dịch bảo đảmNgoài ra, Nghị định 83/2010/NĐ-CP đã bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; đồng thời quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm. Giao Sở Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm ở địa phươngMột trong những quy định mang tính đổi mới tại Nghị định 83/2010/NĐ-CP đó là giao Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm ở địa phương (khoản 5 Điều 46). Việc quy định cụ thể một cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm khắc phục sự buông lỏng trong công tác quản lý, sự lúng túng, thiếu hiệu quả trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng bất động sản tại địa phươngXuất phát từ bản chất của hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm là hoạt động mang tính hành chính - tư pháp, được thiết lập nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, cũng như quyền lợi của người thứ ba nên việc giao cho Sở Tư pháp “gác cổng” về mặt pháp lý đối với sự an toàn của các giao dịch là quy định hoàn toàn phù hợp và nhận được sự ủng hộ của các bộ, ngành, địa phương. Mặt khác việc giao cho Sở Tư pháp chức năng nêu trên sẽ đảm bảo tính “xuyên suốt” trong chỉ đạo, điều hành từ Trung ương đến địa phương khi Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.Quy định cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin về tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm với các tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng và đăng ký lưu hành tài sảnĐiều 51 Nghị định 83/2010/NĐ-CP đã quy định cụ thể về trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin về tình trạng pháp lý tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các cơ quan có liên quan. Đây là một trong những điểm mới về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm tăng cường việc công khai, minh bạch hoá thông tin về tài sản bảo đảm. Để cơ chế phối hợp trao đổi thông tin về tài sản bảo đảm thực sự có hiệu quả khi triển khai trong thực tế, Nghị định của Chính phủ cũng đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an hướng dẫn trình tự, thủ tục trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm với tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản.Thu Thuỷ - Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm
Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm: Giao Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ĐKGDBĐ ở địa phương
29/07/2010
Ngày 23/7/2010, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm (có hiệu lực thi hành từ ngày 09/9/2010). Nghị định ra đời có ý nghĩa quan trọng nhằm kịp thời khắc phục những bất cập của pháp luật hiện hành, đặc biệt Nghị định đã đưa ra các quy định mang tính đổi mới, cải cách về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm.
Cụ thể hoá nội dung quản lý nhà nước và trách nhiệm của các Bộ, ngành trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm
Việc quy định về nội dung quản lý nhà nước và nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ngành liên quan nhằm xác định cụ thể và ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực đăng ký nhằm tăng tính hiệu quả trong hoạt động quản lý, bảo đảm tính công khai minh bạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác đăng ký giao dịch bảo đảm.
Với ý nghĩa nêu trên, Điều 45 Nghị định 83/2010/NĐ-CP đã quy định cụ thể, chi tiết nội dung quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm như: xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách phát triển hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm; quản lý hoạt động đăng ký; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về đăng ký giao dịch bảo đảm…
Bộ Tư pháp tiếp tục được khẳng định là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm, có các nhiệm vụ mới và quan trọng như: Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm; Chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ tốt nghiệp cho cán bộ làm công tác đăng ký giao dịch bảo đảm; Chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan ban hành, quản lý và hướng dẫn việc sử dụng các mẫu đơn, giấy tờ, sổ đăng ký, tổ chức quản lý Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm; Hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ làm công tác đăng ký giao dịch bảo đảm…
Ngoài ra, Nghị định 83/2010/NĐ-CP đã bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; đồng thời quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm.
Giao Sở Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm ở địa phương
Một trong những quy định mang tính đổi mới tại Nghị định 83/2010/NĐ-CP đó là giao Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm ở địa phương (khoản 5 Điều 46). Việc quy định cụ thể một cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm khắc phục sự buông lỏng trong công tác quản lý, sự lúng túng, thiếu hiệu quả trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng bất động sản tại địa phương.
Xuất phát từ bản chất của hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm là hoạt động mang tính hành chính - tư pháp, được thiết lập nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, cũng như quyền lợi của người thứ ba nên việc giao cho Sở Tư pháp “gác cổng” về mặt pháp lý đối với sự an toàn của các giao dịch là quy định hoàn toàn phù hợp và nhận được sự ủng hộ của các bộ, ngành, địa phương. Mặt khác việc giao cho Sở Tư pháp chức năng nêu trên sẽ đảm bảo tính “xuyên suốt” trong chỉ đạo, điều hành từ Trung ương đến địa phương khi Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Quy định cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin về tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm với các tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng và đăng ký lưu hành tài sản
Điều 51 Nghị định 83/2010/NĐ-CP đã quy định cụ thể về trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin về tình trạng pháp lý tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các cơ quan có liên quan. Đây là một trong những điểm mới về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm tăng cường việc công khai, minh bạch hoá thông tin về tài sản bảo đảm. Để cơ chế phối hợp trao đổi thông tin về tài sản bảo đảm thực sự có hiệu quả khi triển khai trong thực tế, Nghị định của Chính phủ cũng đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an hướng dẫn trình tự, thủ tục trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm với tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản.
Thu Thuỷ - Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm