Quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt NamNgày 30/11/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 16/2022/TT-NHNN quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Đối tượng áp dụng theo Thông tư gồm: Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là thành viên).
Thông tư quy định điều kiện, mệnh giá và mã giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước như sau:
Các loại giấy tờ có giá bao gồm: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn; Trái phiếu chính quyền địa phương được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thống đốc trong từng thời kỳ; Trái phiếu đặc biệt, trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; Trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (trừ các ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc); trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng (trừ các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt) và doanh nghiệp khác; Các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Điều kiện giấy tờ có giá: Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên; Thuộc loại giấy tờ có giá được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này; Chưa chốt quyền nhận gốc và lãi khi đáo hạn; Giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước phải nguyên vẹn, không rách nát, hư hỏng, không bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số, không bị nhàu, nát, nhòe, bẩn, tẩy xóa.
Mệnh giá giấy tờ có giá: Mệnh giá giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước là 100.000 VND (một trăm nghìn đồng) hoặc bội số của 100.000 VND (một trăm nghìn đồng). Đối với giấy tờ có giá đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý và giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, mệnh giá giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng loại giấy tờ có giá.
Mã giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước được quản lý theo hệ thống mã do VSDC và Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) quy định. Ngân hàng Nhà nước quản lý giấy tờ có giá thống nhất theo hệ thống mã định danh chứng khoán quốc tế (ISIN) khi cần thiết.
Sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
Giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ thị trường tiền tệ gồm: Nghiệp vụ thị trường mở; Nghiệp vụ tái cấp vốn (Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Các hình thức tái cấp vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước); Cầm cố giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng; Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng; Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thanh toán tập trung; Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử qua Hệ thống bù trừ điện tử; Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thực hiện các nghiệp vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Giao dịch giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước giữa các thành viên bao gồm: Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên; Mua bán giấy tờ có giá giữa các thành viên.
Ngân hàng Nhà nước nhận hồ sơ, chứng từ để xử lý các yêu cầu sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước muộn nhất đến 15 giờ 30 phút của ngày làm việc. Sau thời điểm này các yêu cầu sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước được xử lý vào ngày làm việc kế tiếp. Trường hợp cần kéo dài thời gian nhận hồ sơ, chứng từ, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với thành viên để thống nhất thời điểm nhận hồ sơ của ngày làm việc đó.
Mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá
Về hồ sơ mở tài khoản, để lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước, các thành viên quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này lập và gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước (bộ phận một cửa) 01 (một) bộ hồ sơ gồm: Giấy đề nghị mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá theo Phụ lục 1a/LK ban hành kèm theo Thông tư này (03 bản); Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký sử dụng tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 1b/LK ban hành kèm theo Thông tư này (03 bản); Các giấy tờ chứng minh việc thành viên mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá được thành lập và hoạt động hợp pháp gồm: điều lệ, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;) Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện theo pháp luật của thành viên mở tài khoản (quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc chấp thuận chức danh dự kiến, quyết định bổ nhiệm) kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó; Văn bản hoặc quyết định bổ nhiệm và giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán, người kiểm soát chứng từ giao dịch với Ngân hàng Nhà nước;
Trường hợp người đại diện theo pháp luật, kế toán trưởng ủy quyền cho người khác (bao gồm trường hợp ủy quyền lại (nếu có)), thành viên mở tài khoản lưu ký phải cung cấp quyết định bổ nhiệm của người được ủy quyền và giấy ủy quyền theo Phụ lục 7/LK ban hành kèm theo Thông tư này kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền. Đối với giấy ủy quyền công việc của người được kế toán trưởng ủy quyền phải có chữ ký xác nhận của người đại diện của chủ tài khoản;
Thành viên không phải cung cấp các giấy tờ quy định tại điểm c, d, đ, e khoản 1 Điều 6 Thông tư này trong trường hợp thành viên đã cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) khi mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước hoặc trong trường hợp các thông tin nhân thân (số chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc số hộ chiếu) của người đại diện hợp pháp, kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền có thể được khai thác trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Các giấy tờ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 6 Thông tư này là bản chính và do người đại diện hợp pháp của thành viên mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá ký tên và đóng dấu; các giấy tờ quy định tại điểm c, d, đ, e khoản 1 Điều 6 Thông tư này là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính. Nếu giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá hợp lệ của thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá và thông báo cho thành viên biết số tài khoản và ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản lưu ký giấy tờ có giá; trường hợp hồ sơ mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá của thành viên chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo cho thành viên biết để hoàn thiện hồ sơ; trường hợp từ chối mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo lý do cho thành viên biết.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức là thành viên được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này đang có tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước tiếp tục được sử dụng tài khoản trên để thực hiện các nghiệp vụ theo quy định tại Thông tư này. Các giao dịch liên quan đến giấy tờ có giá đã thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tiếp tục được thực hiện theo thỏa thuận đã ký giữa các bên liên quan.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 17/01/2023. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, Thông tư số 04/2016/TT-NHNN ngày 15/4/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực thi hành.
Quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
07/12/2022
Ngày 30/11/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 16/2022/TT-NHNN quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đối tượng áp dụng theo Thông tư gồm: Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là thành viên).
Thông tư quy định điều kiện, mệnh giá và mã giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước như sau:
Các loại giấy tờ có giá bao gồm: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn; Trái phiếu chính quyền địa phương được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thống đốc trong từng thời kỳ; Trái phiếu đặc biệt, trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; Trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (trừ các ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc); trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng (trừ các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt) và doanh nghiệp khác; Các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Điều kiện giấy tờ có giá: Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên; Thuộc loại giấy tờ có giá được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này; Chưa chốt quyền nhận gốc và lãi khi đáo hạn; Giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước phải nguyên vẹn, không rách nát, hư hỏng, không bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số, không bị nhàu, nát, nhòe, bẩn, tẩy xóa.
Mệnh giá giấy tờ có giá: Mệnh giá giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước là 100.000 VND (một trăm nghìn đồng) hoặc bội số của 100.000 VND (một trăm nghìn đồng). Đối với giấy tờ có giá đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý và giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, mệnh giá giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng loại giấy tờ có giá.
Mã giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước được quản lý theo hệ thống mã do VSDC và Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) quy định. Ngân hàng Nhà nước quản lý giấy tờ có giá thống nhất theo hệ thống mã định danh chứng khoán quốc tế (ISIN) khi cần thiết.
Sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước:
Giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ thị trường tiền tệ gồm: Nghiệp vụ thị trường mở; Nghiệp vụ tái cấp vốn (Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Các hình thức tái cấp vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước); Cầm cố giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng; Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng; Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thanh toán tập trung; Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử qua Hệ thống bù trừ điện tử; Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thực hiện các nghiệp vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Giao dịch giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước giữa các thành viên bao gồm: Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên; Mua bán giấy tờ có giá giữa các thành viên.
Ngân hàng Nhà nước nhận hồ sơ, chứng từ để xử lý các yêu cầu sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước muộn nhất đến 15 giờ 30 phút của ngày làm việc. Sau thời điểm này các yêu cầu sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước được xử lý vào ngày làm việc kế tiếp. Trường hợp cần kéo dài thời gian nhận hồ sơ, chứng từ, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với thành viên để thống nhất thời điểm nhận hồ sơ của ngày làm việc đó.
Mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá:
Về hồ sơ mở tài khoản, để lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước, các thành viên quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này lập và gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước (bộ phận một cửa) 01 (một) bộ hồ sơ gồm: Giấy đề nghị mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá theo Phụ lục 1a/LK ban hành kèm theo Thông tư này (03 bản); Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký sử dụng tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 1b/LK ban hành kèm theo Thông tư này (03 bản); Các giấy tờ chứng minh việc thành viên mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá được thành lập và hoạt động hợp pháp gồm: điều lệ, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;) Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện theo pháp luật của thành viên mở tài khoản (quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc chấp thuận chức danh dự kiến, quyết định bổ nhiệm) kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó; Văn bản hoặc quyết định bổ nhiệm và giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán, người kiểm soát chứng từ giao dịch với Ngân hàng Nhà nước;
Trường hợp người đại diện theo pháp luật, kế toán trưởng ủy quyền cho người khác (bao gồm trường hợp ủy quyền lại (nếu có)), thành viên mở tài khoản lưu ký phải cung cấp quyết định bổ nhiệm của người được ủy quyền và giấy ủy quyền theo Phụ lục 7/LK ban hành kèm theo Thông tư này kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền. Đối với giấy ủy quyền công việc của người được kế toán trưởng ủy quyền phải có chữ ký xác nhận của người đại diện của chủ tài khoản;
Thành viên không phải cung cấp các giấy tờ quy định tại điểm c, d, đ, e khoản 1 Điều 6 Thông tư này trong trường hợp thành viên đã cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) khi mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước hoặc trong trường hợp các thông tin nhân thân (số chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc số hộ chiếu) của người đại diện hợp pháp, kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền có thể được khai thác trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Các giấy tờ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 6 Thông tư này là bản chính và do người đại diện hợp pháp của thành viên mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá ký tên và đóng dấu; các giấy tờ quy định tại điểm c, d, đ, e khoản 1 Điều 6 Thông tư này là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính. Nếu giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá hợp lệ của thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá và thông báo cho thành viên biết số tài khoản và ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản lưu ký giấy tờ có giá; trường hợp hồ sơ mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá của thành viên chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo cho thành viên biết để hoàn thiện hồ sơ; trường hợp từ chối mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo lý do cho thành viên biết.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức là thành viên được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này đang có tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước tiếp tục được sử dụng tài khoản trên để thực hiện các nghiệp vụ theo quy định tại Thông tư này. Các giao dịch liên quan đến giấy tờ có giá đã thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tiếp tục được thực hiện theo thỏa thuận đã ký giữa các bên liên quan.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 17/01/2023. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, Thông tư số 04/2016/TT-NHNN ngày 15/4/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực thi hành.
Các tin khác
-
Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong quy định của pháp luật trong đăng ký, cung cấp thông tin về BPBĐ
(07/12/2022)
-
Chia sẻ thông tin dữ liệu đăng kiểm phương tiện giao thông vận tải
(06/12/2022)
-
Từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng
(05/12/2022)
-
Định mức kinh tế-kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ GTVT
(05/12/2022)
-
Chính sách cho người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty TNHH một thành viên
(30/11/2022)
-
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp: Đổi mới theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
(30/11/2022)
-
Quy định mới về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
(29/11/2022)