Xây dựng, ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dânNgày 04/8/2021, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 105/2021/TT-BQP quy định việc xây dựng, ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.Theo đó, nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 3 Luật Thỏa thuận quốc tế và các quy định sau:
Việc xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân phải trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể ký kết; không được ràng buộc về pháp lý, trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị, tổ chức khác không ký kết thỏa thuận quốc tế đó.
Chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế bên nước ngoài phải có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với nội dung của thỏa thuận quốc tế.
Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khu vực biên giới, Đồn Biên phòng và tương đương chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên nước ngoài là đơn vị cấp tương đương để trao đổi thông tin, giao lưu, kết nghĩa, phối hợp quản lý biên giới phù hợp với thỏa thuận quốc tế mà Bộ Quốc phòng hoặc đơn vị cấp trên đã ký kết.
Thông tư cũng chỉ rõ thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế, như sau:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định: Xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ; Xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định việc xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.
Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh khu vực biên giới quyết định việc xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khu vực biên giới; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh quyết định việc xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Đồn Biên phòng.
Về việc lập đề nghị xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch ký kết thỏa thuận quốc tế: Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng lập đề nghị nhu cầu ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị minh; gửi về Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng trước ngày 15 tháng 10 hằng năm.
Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm về nhu cầu ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân, báo cáo xin ý kiến Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị; tổng hợp báo cáo Bộ Quốc phòng gửi Bộ Ngoại giao theo quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế.
Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định kế hoạch xây dựng ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trước ngày 10 tháng 11 hằng năm.
Trường hợp đột xuất, phát sinh nhu cầu ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, báo cáo Bộ Quốc phòng bổ sung vào kế hoạch hằng năm.
Đối với các quy định về việc xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh nhà nước, Chính phủ; xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc phòng; xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng được quy định cụ thể tại chương II, III, IV và V của Thông tư.
Đáng chú ý, đối với trình tự, thủ tục xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ và trình tự, thủ tục xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Thỏa thuận quốc tế, cụ thể:
1. Lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế;
2. Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập;
3. Xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình;
4. Lấy ý kiến cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng;
5. Lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan;
6. Kiểm tra, thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế;
7. Trình cấp có thẩm quyền quyết định đàm phán, ký kết;
8. Đàm phán và ký kết thỏa thuận quốc tế;
9. Báo cáo kết quả ký kết và thực hiện các thủ tục sau ký kết.
Còn đối với trình tự, thủ tục xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ quốc phòng, gồm:
1. Lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế.
2. Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập (nếu cần thiết).
3. Xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình.
4. Lấy ý kiến cơ quan, đơn vị có liên quan.
5. Kiểm tra, thẩm định thỏa thuận quốc tế.
6. Quyết định đàm phán thỏa thuận quốc tế.
7. Đàm phán thỏa thuận quốc tế.
8. Ký thỏa thuận quốc tế.
9. Báo cáo kết quả ký kết và thực hiện các thủ tục sau ký kết.
Xây dựng, ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân
05/08/2021
Ngày 04/8/2021, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 105/2021/TT-BQP quy định việc xây dựng, ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.
Theo đó, nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 3 Luật Thỏa thuận quốc tế và các quy định sau:
Việc xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân phải trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể ký kết; không được ràng buộc về pháp lý, trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị, tổ chức khác không ký kết thỏa thuận quốc tế đó.
Chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế bên nước ngoài phải có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với nội dung của thỏa thuận quốc tế.
Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khu vực biên giới, Đồn Biên phòng và tương đương chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên nước ngoài là đơn vị cấp tương đương để trao đổi thông tin, giao lưu, kết nghĩa, phối hợp quản lý biên giới phù hợp với thỏa thuận quốc tế mà Bộ Quốc phòng hoặc đơn vị cấp trên đã ký kết.
Thông tư cũng chỉ rõ thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế, như sau:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định: Xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ; Xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định việc xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.
Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh khu vực biên giới quyết định việc xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khu vực biên giới; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh quyết định việc xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Đồn Biên phòng.
Về việc lập đề nghị xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch ký kết thỏa thuận quốc tế: Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng lập đề nghị nhu cầu ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị minh; gửi về Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng trước ngày 15 tháng 10 hằng năm.
Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm về nhu cầu ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân, báo cáo xin ý kiến Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị; tổng hợp báo cáo Bộ Quốc phòng gửi Bộ Ngoại giao theo quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế.
Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định kế hoạch xây dựng ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trước ngày 10 tháng 11 hằng năm.
Trường hợp đột xuất, phát sinh nhu cầu ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, báo cáo Bộ Quốc phòng bổ sung vào kế hoạch hằng năm.
Đối với các quy định về việc xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh nhà nước, Chính phủ; xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc phòng; xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng được quy định cụ thể tại chương II, III, IV và V của Thông tư.
Đáng chú ý, đối với trình tự, thủ tục xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ và trình tự, thủ tục xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Thỏa thuận quốc tế, cụ thể:
1. Lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế;
2. Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập;
3. Xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình;
4. Lấy ý kiến cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng;
5. Lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan;
6. Kiểm tra, thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế;
7. Trình cấp có thẩm quyền quyết định đàm phán, ký kết;
8. Đàm phán và ký kết thỏa thuận quốc tế;
9. Báo cáo kết quả ký kết và thực hiện các thủ tục sau ký kết.
Còn đối với trình tự, thủ tục xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ quốc phòng, gồm:
1. Lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế.
2. Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập (nếu cần thiết).
3. Xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình.
4. Lấy ý kiến cơ quan, đơn vị có liên quan.
5. Kiểm tra, thẩm định thỏa thuận quốc tế.
6. Quyết định đàm phán thỏa thuận quốc tế.
7. Đàm phán thỏa thuận quốc tế.
8. Ký thỏa thuận quốc tế.
9. Báo cáo kết quả ký kết và thực hiện các thủ tục sau ký kết.