Quy định về kiểm soát, kiểm toán nội bộNgân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 06/2020/TT-NHNN quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Kiểm soát nội bộ
Mục tiêu hoạt động kiểm soát nội bộ
Thông tư quy định 3 mục tiêu của hoạt động kiểm toán nội bộ là:
Đảm bảo triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch của đơn vị đúng định hướng và đạt được mục tiêu đề ra.
Bảo đảm hoạt động của đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định của Ngân hàng Nhà nước, phòng ngừa, hạn chế rủi ro; quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.
Phát hiện những tồn tại, bất cập và kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, quy chế, quy định nội bộ nhằm tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Yêu cầu hoạt động kiểm soát nội bộ
Hoạt động kiểm soát nội bộ phải được thiết lập, duy trì đối với tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ, các giao dịch của đơn vị.
Hoạt động kiểm soát nội bộ phải đảm bảo thường xuyên, liên tục, gắn với các nguyên tắc kiểm soát trong hoạt động hằng ngày của đơn vị, bao gồm:
a) Việc phân công, phân cấp, ủy quyền thực hiện nhiệm vụ phải rõ ràng, minh bạch và đúng quy định; đảm bảo phân tách nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong đơn vị, tránh các xung đột lợi ích; đảm bảo một cá nhân không có điều kiện để thao túng hoạt động hoặc che giấu thông tin, hành vi vi phạm pháp luật và các quy chế, quy định nội bộ có liên quan nhằm trục lợi hoặc phục vụ mục đích cá nhân.
b) Đảm bảo nguyên tắc kiểm soát kép: Việc phân công thực hiện nhiệm vụ và xử lý nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ có rủi ro cao phải có ít nhất hai người thực hiện nhằm giám sát, kiểm soát lẫn nhau bảo đảm chấp hành đúng quy định, bảo vệ an toàn tài sản và nâng cao hiệu quả công tác, ngoại trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.
c) Quy định và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, trao đổi thông tin nội bộ kịp thời, hiệu quả đảm bảo hoạt động của đơn vị đúng pháp luật.
Đảm bảo trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo đơn vị và từng phòng, ban trong hoạt động kiểm soát nội bộ; phát huy đầy đủ trách nhiệm, vai trò của Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ trên cơ sở triển khai một cách đầy đủ, hiệu quả các quy định, quy trình nghiệp vụ có liên quan và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ trước Thủ trưởng đơn vị và pháp luật.
Các đơn vị, phòng, ban và từng cá nhân phải thường xuyên tự rà soát, kiểm tra việc thực hiện các quy chế, quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ có liên quan để kịp thời phát hiện những tồn tại, bất cập có thể xảy ra rủi ro, kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp nhằm phòng ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác phân tích, đánh giá rủi ro các hoạt động nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình để chủ động phòng ngừa và có biện pháp kiểm soát, quản lý rủi ro thích hợp.
Đảm bảo vai trò độc lập tương đối của người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách đối với phòng, ban, bộ phận, cá nhân thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị; hạn chế tối đa việc người làm công tác kiểm soát nội bộ tham gia trực tiếp vào các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thuộc đối tượng kiểm tra, kiểm soát, giám sát của mình. Không bố trí người làm công tác kiểm soát nội bộ (kể cả lãnh đạo cấp phòng phụ trách kiểm soát nội bộ) là người thân của Thủ trưởng đơn vị.
Việc bố trí người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách phải đáp ứng tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức của ngạch kiểm soát viên ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Nội dung hoạt động kiểm soát nội bộ
Thường xuyên rà soát văn bản để kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ nhằm quy định cụ thể nội dung công việc, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị và từng phòng, ban, cá nhân trong điều hành và xử lý công việc bảo đảm đúng quy định, chặt chẽ, khoa học.
Thực hiện tự kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, quản lý tài chính, tài sản, an toàn hoạt động kho quỹ, công nghệ thông tin và tính tuân thủ, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, cá nhân trong đơn vị; rà soát, đánh giá về mức độ phù hợp và tính hiệu lực, hiệu quả, xác định các vấn đề còn tồn tại và đề xuất các thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm bảo vệ an toàn tài sản và nâng cao hiệu quả quản lý, hoạt động của đơn vị.
Phân loại, quản lý và khai thác hệ thống thông tin, báo cáo của đơn vị phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo hoạt động thông suốt, liên tục.
Thiết lập cơ chế giám sát, báo cáo trao đổi thông tin nội bộ hữu hiệu nhằm phòng ngừa rủi ro và phục vụ công tác quản lý, điều hành đơn vị phù hợp, hiệu quả.
Kiểm toán nội bộ
Mục tiêu hoạt động kiểm toán nội bộ
Đánh giá mức độ phù hợp và tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán.
Đánh giá việc tuân thủ pháp luật và các quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước về các thông tin tài chính, tài sản, thông tin quản lý và hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
Thông qua kiểm toán kiến nghị, tư vấn với đơn vị được kiểm toán các biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ, đảm bảo an toàn tài sản, hoạt động đúng pháp luật và đạt được các mục tiêu.
Yêu cầu trong hoạt động kiểm toán nội bộ
Không chịu sự can thiệp trong việc xác định phạm vi kiểm toán, thực hiện công việc và trao đổi kết quả kiểm toán cũng như không bị giới hạn trong việc tiếp cận thông tin, tài liệu kiểm toán.
Kiểm soát viên ngân hàng, người làm công tác kiểm toán nội bộ khi thực hiện kiểm toán phải có thái độ khách quan, công bằng, không định kiến và tránh mọi xung đột về lợi ích với đơn vị được kiểm toán, thành thạo chuyên môn và thận trọng nghề nghiệp. Kiểm soát viên ngân hàng, người làm công tác kiểm toán nội bộ có quyền và nghĩa vụ báo cáo những vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan của mình trước và trong khi thực hiện kiểm toán tại đơn vị với người có thẩm quyền theo quy định tại Quy chế kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước.
Không bố trí kiểm soát viên ngân hàng, người làm công tác kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán đối với:
a) Các hoạt động hoặc các đơn vị mà mình là người chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý trong vòng 03 (ba) năm gần nhất.
b) Các quy định, quy trình, thủ tục mà mình là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy định, quy trình, thủ tục đó.
c) Đơn vị mà mình có người thân là Thủ trưởng, kế toán trưởng (hoặc Trưởng phòng kế toán), Trưởng phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách của đơn vị đó.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán nội bộ
Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Vụ Kiểm toán nội bộ, Trưởng Đoàn và các thành viên Đoàn kiểm toán:
Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi.
Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán.
Thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch nội dung của các thông tin được kiểm toán.
Nhận hối lộ.
Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật của đơn vị được kiểm toán; tiết lộ thông tin, tình hình và kết quả kiểm toán khi chưa được ban hành hoặc công bố chính thức.
Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán.
Thực hiện các hành vi khác trái với quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan:
Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu (bao gồm cả thông tin, tài liệu có độ mật) liên quan đến kế hoạch, nội dung kiểm toán theo yêu cầu của Vụ Kiểm toán nội bộ, Đoàn kiểm toán nội bộ.
Cản trở, gây khó khăn cho công việc kiểm toán nội bộ.
Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời hoặc thiếu khách quan các thông tin, số liệu liên quan đến nội dung kiểm toán nội bộ.
Mua chuộc, hối lộ Đoàn kiểm toán.
Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài sản, tài chính, ngân sách.
Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán nội bộ.
Nội dung hoạt động kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm toán:
Kiểm toán tài chính: Là việc kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.
Kiểm toán tuân thủ: Là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.
Kiểm toán hoạt động: Là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.
Các nội dung kiểm toán khác phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
Quy định về kiểm soát, kiểm toán nội bộ
30/06/2020
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 06/2020/TT-NHNN quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Kiểm soát nội bộ
Mục tiêu hoạt động kiểm soát nội bộ
Thông tư quy định 3 mục tiêu của hoạt động kiểm toán nội bộ là:
Đảm bảo triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch của đơn vị đúng định hướng và đạt được mục tiêu đề ra.
Bảo đảm hoạt động của đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định của Ngân hàng Nhà nước, phòng ngừa, hạn chế rủi ro; quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.
Phát hiện những tồn tại, bất cập và kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, quy chế, quy định nội bộ nhằm tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Yêu cầu hoạt động kiểm soát nội bộ
Hoạt động kiểm soát nội bộ phải được thiết lập, duy trì đối với tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ, các giao dịch của đơn vị.
Hoạt động kiểm soát nội bộ phải đảm bảo thường xuyên, liên tục, gắn với các nguyên tắc kiểm soát trong hoạt động hằng ngày của đơn vị, bao gồm:
a) Việc phân công, phân cấp, ủy quyền thực hiện nhiệm vụ phải rõ ràng, minh bạch và đúng quy định; đảm bảo phân tách nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong đơn vị, tránh các xung đột lợi ích; đảm bảo một cá nhân không có điều kiện để thao túng hoạt động hoặc che giấu thông tin, hành vi vi phạm pháp luật và các quy chế, quy định nội bộ có liên quan nhằm trục lợi hoặc phục vụ mục đích cá nhân.
b) Đảm bảo nguyên tắc kiểm soát kép: Việc phân công thực hiện nhiệm vụ và xử lý nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ có rủi ro cao phải có ít nhất hai người thực hiện nhằm giám sát, kiểm soát lẫn nhau bảo đảm chấp hành đúng quy định, bảo vệ an toàn tài sản và nâng cao hiệu quả công tác, ngoại trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.
c) Quy định và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, trao đổi thông tin nội bộ kịp thời, hiệu quả đảm bảo hoạt động của đơn vị đúng pháp luật.
Đảm bảo trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo đơn vị và từng phòng, ban trong hoạt động kiểm soát nội bộ; phát huy đầy đủ trách nhiệm, vai trò của Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ trên cơ sở triển khai một cách đầy đủ, hiệu quả các quy định, quy trình nghiệp vụ có liên quan và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ trước Thủ trưởng đơn vị và pháp luật.
Các đơn vị, phòng, ban và từng cá nhân phải thường xuyên tự rà soát, kiểm tra việc thực hiện các quy chế, quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ có liên quan để kịp thời phát hiện những tồn tại, bất cập có thể xảy ra rủi ro, kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp nhằm phòng ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác phân tích, đánh giá rủi ro các hoạt động nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình để chủ động phòng ngừa và có biện pháp kiểm soát, quản lý rủi ro thích hợp.
Đảm bảo vai trò độc lập tương đối của người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách đối với phòng, ban, bộ phận, cá nhân thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị; hạn chế tối đa việc người làm công tác kiểm soát nội bộ tham gia trực tiếp vào các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thuộc đối tượng kiểm tra, kiểm soát, giám sát của mình. Không bố trí người làm công tác kiểm soát nội bộ (kể cả lãnh đạo cấp phòng phụ trách kiểm soát nội bộ) là người thân của Thủ trưởng đơn vị.
Việc bố trí người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách phải đáp ứng tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức của ngạch kiểm soát viên ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Nội dung hoạt động kiểm soát nội bộ
Thường xuyên rà soát văn bản để kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ nhằm quy định cụ thể nội dung công việc, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị và từng phòng, ban, cá nhân trong điều hành và xử lý công việc bảo đảm đúng quy định, chặt chẽ, khoa học.
Thực hiện tự kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, quản lý tài chính, tài sản, an toàn hoạt động kho quỹ, công nghệ thông tin và tính tuân thủ, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, cá nhân trong đơn vị; rà soát, đánh giá về mức độ phù hợp và tính hiệu lực, hiệu quả, xác định các vấn đề còn tồn tại và đề xuất các thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm bảo vệ an toàn tài sản và nâng cao hiệu quả quản lý, hoạt động của đơn vị.
Phân loại, quản lý và khai thác hệ thống thông tin, báo cáo của đơn vị phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo hoạt động thông suốt, liên tục.
Thiết lập cơ chế giám sát, báo cáo, trao đổi thông tin nội bộ hữu hiệu nhằm phòng ngừa rủi ro và phục vụ công tác quản lý, điều hành đơn vị phù hợp, hiệu quả.
Kiểm toán nội bộ
Mục tiêu hoạt động kiểm toán nội bộ
Đánh giá mức độ phù hợp và tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán.
Đánh giá việc tuân thủ pháp luật và các quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước về các thông tin tài chính, tài sản, thông tin quản lý và hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
Thông qua kiểm toán kiến nghị, tư vấn với đơn vị được kiểm toán các biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ, đảm bảo an toàn tài sản, hoạt động đúng pháp luật và đạt được các mục tiêu.
Yêu cầu trong hoạt động kiểm toán nội bộ
Không chịu sự can thiệp trong việc xác định phạm vi kiểm toán, thực hiện công việc và trao đổi kết quả kiểm toán cũng như không bị giới hạn trong việc tiếp cận thông tin, tài liệu kiểm toán.
Kiểm soát viên ngân hàng, người làm công tác kiểm toán nội bộ khi thực hiện kiểm toán phải có thái độ khách quan, công bằng, không định kiến và tránh mọi xung đột về lợi ích với đơn vị được kiểm toán, thành thạo chuyên môn và thận trọng nghề nghiệp. Kiểm soát viên ngân hàng, người làm công tác kiểm toán nội bộ có quyền và nghĩa vụ báo cáo những vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan của mình trước và trong khi thực hiện kiểm toán tại đơn vị với người có thẩm quyền theo quy định tại Quy chế kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước.
Không bố trí kiểm soát viên ngân hàng, người làm công tác kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán đối với:
a) Các hoạt động hoặc các đơn vị mà mình là người chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý trong vòng 03 (ba) năm gần nhất.
b) Các quy định, quy trình, thủ tục mà mình là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy định, quy trình, thủ tục đó.
c) Đơn vị mà mình có người thân là Thủ trưởng, kế toán trưởng (hoặc Trưởng phòng kế toán), Trưởng phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách của đơn vị đó.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán nội bộ
Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Vụ Kiểm toán nội bộ, Trưởng Đoàn và các thành viên Đoàn kiểm toán:
Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi.
Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán.
Thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch nội dung của các thông tin được kiểm toán.
Nhận hối lộ.
Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật của đơn vị được kiểm toán; tiết lộ thông tin, tình hình và kết quả kiểm toán khi chưa được ban hành hoặc công bố chính thức.
Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán.
Thực hiện các hành vi khác trái với quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan:
Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu (bao gồm cả thông tin, tài liệu có độ mật) liên quan đến kế hoạch, nội dung kiểm toán theo yêu cầu của Vụ Kiểm toán nội bộ, Đoàn kiểm toán nội bộ.
Cản trở, gây khó khăn cho công việc kiểm toán nội bộ.
Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời hoặc thiếu khách quan các thông tin, số liệu liên quan đến nội dung kiểm toán nội bộ.
Mua chuộc, hối lộ Đoàn kiểm toán.
Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài sản, tài chính, ngân sách.
Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán nội bộ.
Nội dung hoạt động kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm toán:
Kiểm toán tài chính: Là việc kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.
Kiểm toán tuân thủ: Là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.
Kiểm toán hoạt động: Là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.
Các nội dung kiểm toán khác phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.