Theo Nghị định này các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHYT bao gồm: Vi phạm về các quy định về đóng BHYT và thu BHYT; các quy định về cấp, cấp lại, đổi thẻ và sử dụng thẻ BHYT; các quy định về tổ chức khám, chữa bệnh BHYT, công tác giám định BHYT; các quy định về quản lý, sử dụng quỹ BHYT; các quy định về báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu về BHYT và các vi phạm các quy định về thanh tra, kiểm tra, cản trở hoạt động quản lý nhà nước về BHYT.
Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau: Cảnh cáo hay phạt tiền: mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT là 40.000.000 đồng (Bốn mươi triệu đồng). Ngoài ra tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật phương tiện sử dùng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT; buộc truy nộp, hoàn trả số tiền vi phạm; buộc nộp số tiền lãi của số tiền BHYT chưa đóng, chậm đóng theo lãi xuất cơ bản của Ngân hàng; buộc hoàn trả số tiền vi phạm cho các cá nhân, tổ chức; buộc cấp, cấp lại, đổi thẻ BHYT đúng quy định; buộc báo cáo cung cấp chính xác thông tin, số liệu về BHYT; buộc chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền về BHYT.
Nghị định cũng quy định cụ thể hình thức, mức xử phạt và thẩm quyền và thủ tục xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể thừ ngày 01/12/2011./.
Tô Hoàng