Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm đến cùng với dự án luật do mình trình
28/01/2025
Theo quy định tại Dự thảo Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi, Chính phủ làm đúng vai là cơ quan trình dự án luật và chịu trách nhiệm đến cùng với dự án luật do mình trình. Quốc hội là cơ quan lập pháp, có quyền thông qua hoặc không thông qua dự án luật do Chính phủ trình.
Tách quy trình chính sách khỏi chương trình lập pháp hằng năm
27/01/2025
Tách quy trình chính sách khỏi việc lập chương trình lập pháp hằng năm. Các cơ quan đề xuất lập chương trình lập pháp hằng năm không phải xây dựng hồ sơ chính sách khi đề xuất xây dựng chương trình. Rút ngắn thời gian xây dựng văn bản luật, tiết kiệm từ 5 tháng, tới 1 năm cho 1 văn bản quy phạm pháp luật là những đề xuất mới tại Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi.
Nếu cần kíp, có thể trình dự án luật vào bất cứ thời điểm nào trong năm
26/01/2025
Nếu có vấn đề bất cập phát sinh từ thực tiễn, các cơ quan có thể đề xuất đưa các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết vào Chương trình lập pháp của Quốc hội. Hồ sơ đề xuất cũng sẽ rất đơn giản, chỉ có tờ trình. Đây là một trong các đề xuất về đổi mới việc xây dựng chương trình lập pháp của Quốc hội được nêu tại Tờ trình Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi đang được Chính phủ trình ra Quốc hội.
Đề xuất một số trường hợp được quy định thủ tục hành chính trong thông tư
26/01/2025
Tiếp tục hoàn thiện các quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), quy định rõ khi nào được ban hành “luật khung”, “luật ống”, bỏ thẩm quyền ban hành VBQPPL của cấp xã, bổ sung một số trường hợp được quy định thủ tục hành chính trong thông tư, thông tư liên tịch… là đề xuất của Chính phủ tại Tờ trình Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi).