Từng bước thể chế hoá các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự vào thực tiễn cuộc sống 25/12/2008

Để bảo đảm mọi bản án, quyết định của Toà án, Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, thể hiện tính tôn nghiêm của pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần vào sự nghiệp xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong năm 2005, Bộ Chính trị đã ban hành hai Nghị quyết quan trọng đó là Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Sáng kiến một Liên hợp quốc - chính sách quan trọng nhằm cải tổ Liên hợp quốc tại Việt Nam 25/12/2008

“Sáng kiến Một LHQ” là một trong các chính sách về cải tổ Liên hợp quốc (LHQ) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này, phù hợp với tinh thần của Tuyên bố Paris và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ.

Đấu tranh phòng chống tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa: Cần một hành lang pháp lý mới 25/12/2008

Sau 7 năm thi hành, Bộ luật hình sự (BLHS) 1999 đã góp phần tích cực trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội, đặc biệt trong quá trình toàn cầu hóa, BLHS đã bộc lộ một số hạn chế trước những thách thức của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta, nhất là đối với các tội phạm khủng bố, rửa tiền, ma túy… Vì thế, Bộ Tư pháp được giao chủ trì soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS và đã trình dự án để Quốc hội khóa XII cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4.

Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc thảo luận về Dự thảo Điều lệ Liên đoàn Luật sư 25/12/2008

Để chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ nhất, dự thảo Điều lệ Liên đoàn Luật sư (LĐLS) đã được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của các ĐLS. Về cơ bản, dự thảo được là đã phù hợp với thực tế về tình hình tổ chức, hoạt động của tổ chức xã hội nghề nghiệp LS ở các địa phương hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề đang gây băn khoăn như các loại phí, qui định phê chuẩn kết quả bầu cử của đại hội ĐLS, nhiệm kỳ của BCN ĐLS…

Khai mạc phiên họp thứ 15, Ủy ban thường vụ Quốc hội: Vẫn băn khoăn việc bỏ tội danh tử hình 24/12/2008

Hôm qua (23/12), phiên họp thứ 15 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và các Phó Chủ tịch Quốc hội. Trong buổi làm việc đầu tiên, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự là nội dung được Ủy ban thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật Lý lịch tư pháp 24/12/2008

“Việc hình thành Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp gắn với việc cấp phiếu lý lịch tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong đời sống dân sự của công dân nên cần thiết phải ban hành Luật. Cũng không nên lo “phình” bộ máy vì nếu việc mở rộng bộ máy mà giúp ích nhiều hơn cho người dân, cho công tác quản lý nhà nước thì không nhất thiết cứ phải “co” lại, giống như Quốc hội, cứ “tự ta bó ta” – Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên thể hiện quan điểm về dự án Luật Lý lịch tư pháp được đưa ra thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều ngày 23/12.

Hệ thống các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người 24/12/2008

Một trong những thành tựu lớn nhất của nhân loại trong thể kỷ 20 là đã tạo dựng được một hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người. Hệ thống này trước hết phải kể đến Hiến chương Liên hợp quốc (1945), Tuyên ngôn Nhân quyền (1948) và hai Công ước quốc tế về quyền con người năm 1966 (Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá và xã hội và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị). Bên cạnh đó, hệ thống này còn có hàng trăm văn kiện quốc tế khác được ban hành dưới nhiều cấp độ pháp lý hình thức khác nhau như điều ước, công ước, nghị định thư, hướng dẫn, khuyến nghị... được các quốc gia thừa nhận và tôn trọng.

Vướng mắc, bất cập và những vấn đề cần huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự 24/12/2008

Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ tư thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan tổ chức nói chung và cơ quan thi hành án dân sự nói riêng.