Bàn về khái niệm cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động
09/02/2009
Trong lĩnh vực lao động, cơ chế ba bên của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) là một cơ chế thông dụng ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, được sử dụng trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động, tổ chức và quản lí lao động cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh, kể cả giải quyết tranh chấp lao động và đình công. Tuy nhiên với các nước có nền kinh tế thị trường và quan hệ lao động chưa phát triển như Việt Nam thì cơ chế ba bên còn là vấn đề mới mẻ và đang từng bước được ứng dụng. Tìm hiểu khái niệm cơ chế ba bên là việc làm cần thiết và tất yếu cho những quốc gia bắt đầu ứng dụng cơ chế này.
Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư: Nhiều sai phạm cần chấn chỉnh
06/02/2009
“Năm 2009 sẽ là năm chúng tôi thực hiện quyết liệt các cuộc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư và tư vấn pháp luật”, ông Hoàng Quốc Hùng – Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp đã cho PV Báo PLVN biết như vậy ngay trong ngày đi làm đầu tiên của năm mới. Bởi lẽ, năm 2008 vừa qua được coi là năm đột phá của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nói trên. Đây cũng là năm đầu tiên hoạt động này được tiến hành theo Nghị định 76/CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp). Chỉ qua thanh tra tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện hàng loạt sai phạm.
Bộ Tư pháp “tuýt còi” biểu hiện “ngăn sông, cấm chợ” của Hà Nội
06/02/2009
Chiều qua (5/2), trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp cho biết, Quyết định số 51/2009/QĐ-UBND ngày 22/1/2009 của UBND thành phố Hà Nội Ban hành “Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển, chế biến, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội” có nhiều nội dung không đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và hạn chế quyền của công dân.
Cần thống nhất thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở
05/02/2009
Chứng thực các hợp đồng liên quan đến tài sản là nhà giữa các bên là cá nhân, tổ chức là công việc thường diễn ra trong các quan hệ dân sự. Nhu cầu về chứng thực các loại hợp đồng này rất phổ biến và cần thiết trong giao dịch của người dân. Yêu cầu chứng thực hợp đồng có đối tượng là nhà ở là một trong những yêu cầu chiếm tỷ lệ cao trong các vụ việc được giải quyết.
Bất cập trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định mới
05/02/2009
Qua một thời gian dài thực hiện và áp dụng các quy định pháp lý về xử lý vi phạm hành chính nhằm đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Nghị định 134/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã không còn phù hợp với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2008.
Năm 2009, Bộ Tư pháp sẽ sát cánh cùng pháp chế Bộ, ngành
03/02/2009
Giai đoạn phát triển chính trị, kinh tế - xã hội hiện nay đã và đang đặt ra rất nhiều các yêu cầu, nhiệm vụ mới cho ngành Tư pháp, trong đó có việc đổi mới, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, ban hành VBQPPL và theo dõi việc hành pháp luật. Thực tế đã cho thấy, chìa khoá để làm tốt nhiệm vụ này luôn nằm trong tay các tổ chức pháp chế Bộ, ngành, địa phương cùng với sự hỗ trợ của Bộ Tư pháp. Và năm 2009, sẽ là năm Bộ Tư pháp sát cánh cùng pháp chế Bộ, ngành để cùng nhau khởi sắc.