Nhiều điểm mới trong Luật Giáo dục sửa đổi
07/04/2009
Hiệu trưởng các trường phổ thông hoặc giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo có quyền lựa chọn sách giáo khoa (SGK) để sử dụng trong giảng dạy, học tập tại trường, địa phương mình; sinh viên các trường sư phạm được vay tín dụng ưu đãi thay vì được miễn học phí như trước đây... Đó là một trong nhiều điểm mới trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung (Dự thảo) được Bộ Giáo dục và Đào tạo – cơ quan chủ trì xây dựng Luật này đưa ra lấy ý kiến các cơ quan liên quan mới đây.
Huỷ quyết định trọng tài: Chế định còn nhiều bất cập trong pháp luật Việt Nam
04/04/2009
Tiếp theo một số bài viết đã đăng phân tích một số tồn tại của Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam (về hình thức và nội dung của Quyết định trọng tài, về tuyên quyết định trọng tài theo nguyên tắc đa số, về công nhận và thi hành quyết định trọng tài…), chúng tôi xin giới thiệu bài viết về huỷ quyết định trọng tài – một chế định đang tồn tại trong pháp luật Việt Nam với rất nhiều điều bất cập. Ngoài việc mổ xẻ, phân tích, lập luận để thấy rõ những quy định vô lý của pháp luật hiện hành về trọng tài, tác giả còn vận dụng và dẫn chiếu kinh nghiệm nước ngoài để đưa ra các đề xuất cụ thể cho việc xây dựng Luật trọng tài thương mại hiện nay.
Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự
03/04/2009
Cùng với sự phát triển của xã hội và xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá ngày một lớn mạnh giữa các quốc gia, đòi hỏi sự phát triển quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên mọi lĩnh vực và ở các cấp độ khác nhau. Sự hợp tác này làm phát sinh ngày một nhiều các vấn đề dân sự, hình sự, hành chính, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Sự hợp tác giữa các quốc gia trên thực tế có thể tiến hành theo nguyên tắc có đi có lại hoặc trên cơ sở điều ước quốc tế với mục đích chính là đảm bảo sự thừa nhận về quyền nhân thân và quyền tài sản của cá nhân và pháp nhân của quốc gia này trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia khác.
Dự thảo mới nhất của Thông tư “quản lý xe ôm”: Vừa quản lý - vừa nghe ngóng
02/04/2009
Như Báo PLVN ngày 25/3/2009 đã đưa tin, trước sự phản ứng của dư luận xã hội về tính bất hợp lý của nhiều nội dung trong dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện quy định về việc sử dụng xe máy, xe mô tô để vận chuyển hành khách và hàng hóa do Cục Đường bộ Việt Nam - Bộ Giao thông - Vận tải (Bộ GTVT) chủ trì soạn thảo, sau khi được gửi lên Bộ GTVT, bản dự thảo đã được chỉnh lý lại khá nhiều để hướng tới mục tiêu phù hợp với Luật Giao thông đường bộ, các VBQPPL khác có liên quan và nhất là thực tiễn cuộc sống.
Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) - tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển hàng hoá trong khu vực
02/04/2009
Với mục tiêu dỡ bỏ các rào cản để tạo điều kiện thuận lợi về lưu chuyển hàng hoá trong nội khối ASEAN, tại Hội nghị Hội đồng AFTA lần thứ 21 và Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 39, các nước ASEAN đã quyết định xây dựng một hiệp định điều chỉnh toàn diện tất cả các lĩnh vực về thương mại hàng hoá trong ASEAN, Hiệp định này thay thế Hiệp định chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung để thực hiện Khu vực thương mại tự do ASEAN (CEPT/AFTA) đã ký năm 1992. Việc xây dựng hiệp định toàn diện về thương mại hàng hoá cũng nhằm thực hiện mục tiêu chung của Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 mà trong đó tự do hoá đầu tư và thương mại được xác định là một trong những yếu tố quan trọng cơ bản.
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc giải quyết yêu cầu dẫn độ theo quy định của luật tương trợ tư pháp
01/04/2009
Qua nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn việc thực hiện các yêu cầu dẫn độ của Việt Nam, yêu cầu đặt ra là cần lựa chọn cơ quan phù hợp có thẩm quyền quyết định việc dẫn độ. Yêu cầu này cũng được đặt ra để xem xét và cân nhắc khi xây dựng Luật Tương trợ tư pháp và đa số các ý kiến đều cho rằng nên giao thẩm quyền này cho toà án nhân dân cấp tỉnh là phù hợp hơn cả. Trên tinh thần đó, Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 đã được thông qua với nội dung này.
Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù: Lợi ích, căn cứ, điều kiện
01/04/2009
Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù nói chung là việc một quốc gia thực hiện chuyển giao người nước ngoài phạm tội đã bị toà án của quốc gia đó kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật về nước mà người bị kết án là công dân hoặc một nước khác đồng ý tiếp nhận để tiếp tục thi hành bản án. Luật Tương trợ tư pháp ra đời và có hiệu lực 01/7/2008 với một chương riêng (chương V) từ Điều 49 đến Điều 60 chứa đựng các quy định về căn cứ, điều kiện, trình tự, thủ tục, chi phí trong chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù trở thành văn bản pháp lý đầu tiên tạo cơ sở cho việc chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù từ nước ngoài về Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.