Chính phủ họp chuyên đề pháp luật lần thứ 26 trong nhiệm kỳPhiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4 là phiên họp thứ 4 của năm 2024, và là phiên họp thứ 26 của nhiệm kỳ. Chính phủ trong phiên họp này sẽ xem xét, thông qua đối với 2 nội dung quan trọng.Sáng 11/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4.
Tại phiên họp này, Chính phủ sẽ thảo luận, cho ý kiến về: Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách Trung ương năm 2023.
Trong đó, dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) cần quyết nghị để sớm trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7.
Phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2023 cũng cần sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định để phân bổ, sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần thảo luận và xin ý kiến Chính phủ.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh việc xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược đã được xác định. Chính phủ cũng coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm.
Vì lẽ đó, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã dành rất nhiều thời gian cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, tổ chức 25 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật.
Chính phủ đã cho ý kiến, xem xét, thông qua đối với gần 100 đề nghị xây dựng luật, dự án luật và những nội dung liên quan để trình các cấp có thẩm quyền; ban hành hàng trăm nghị định, chỉ đạo ban hành thông tư hướng dẫn thi hành các luật.
Thủ tướng nhấn mạnh đây là những nội dung quan trọng, cấp bách nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, do nhiều vấn đề mới phát sinh nhưng chưa có quy định, hoặc đã có quy định nhưng bị thực tiễn vượt qua.
Công việc này cũng nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy động lực tăng trưởng mới (như Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Xuất nhập cảnh, các luật liên quan chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…).
Trong bối cảnh khối lượng công việc ngày càng nhiều, yêu cầu chất lượng ngày càng cao, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành tiếp tục quan tâm bố trí các cán bộ có trình độ, năng lực và tâm huyết cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện làm việc thuận lợi và có chế độ, chính sách phù hợp với đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật.
Chính phủ họp chuyên đề pháp luật lần thứ 26 trong nhiệm kỳ
11/04/2024
Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4 là phiên họp thứ 4 của năm 2024, và là phiên họp thứ 26 của nhiệm kỳ. Chính phủ trong phiên họp này sẽ xem xét, thông qua đối với 2 nội dung quan trọng.
Sáng 11/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4.
Tại phiên họp này, Chính phủ sẽ thảo luận, cho ý kiến về: Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách Trung ương năm 2023.
Trong đó, dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) cần quyết nghị để sớm trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7.
Phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2023 cũng cần sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định để phân bổ, sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần thảo luận và xin ý kiến Chính phủ.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh việc xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược đã được xác định. Chính phủ cũng coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm.
Vì lẽ đó, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã dành rất nhiều thời gian cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, tổ chức 25 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật.
Chính phủ đã cho ý kiến, xem xét, thông qua đối với gần 100 đề nghị xây dựng luật, dự án luật và những nội dung liên quan để trình các cấp có thẩm quyền; ban hành hàng trăm nghị định, chỉ đạo ban hành thông tư hướng dẫn thi hành các luật.
Thủ tướng nhấn mạnh đây là những nội dung quan trọng, cấp bách nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, do nhiều vấn đề mới phát sinh nhưng chưa có quy định, hoặc đã có quy định nhưng bị thực tiễn vượt qua.
Công việc này cũng nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy động lực tăng trưởng mới (như Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Xuất nhập cảnh, các luật liên quan chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…).
Trong bối cảnh khối lượng công việc ngày càng nhiều, yêu cầu chất lượng ngày càng cao, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành tiếp tục quan tâm bố trí các cán bộ có trình độ, năng lực và tâm huyết cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện làm việc thuận lợi và có chế độ, chính sách phù hợp với đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật.