Nhiều văn bản QPPL sẽ được ban hành để nâng cao hoạt động của Doanh nghiệp nhà nướcThời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt, khẩn trương, kịp thời ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, chỉ đạo các Bộ, ngành khẩn trương, kịp thời ban hành quy định nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó có các DNNN nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động đối phó với ảnh hưởng của dịch bệnh, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.Chính phủ nêu rõ một số kết quả đạt được như:
Các cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật về cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN tiếp tục được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, đảm bảo chặt chẽ, công khai minh bạch, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và hạn chế thất thoát vốn, tài sản, nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Nhiều Bộ, ngành địa phương đã nghiêm túc thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án cơ cấu lại, thực hiện tốt chế độ báo cáo, qua đó tiếp tục khẳng định cổ phần hóa, thoái vốn là giải pháp quan trọng trong sắp xếp, đổi mới, cơ cấu lại DNNN.
Lũy kế giai đoạn 2016 - tháng 6/2020, đã có 174 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.126 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 206.748 tỷ đồng, bằng 109% tổng giá trị phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa của cả giai đoạn đoạn 2011 - 2015 (trong đó có 36/128 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt); thực hiện thoái vốn 25.458 tỷ đồng, thu về 172.434 tỷ đồng, gấp 7 lần giá trị sổ sách. Tổng số tiền: thu từ cổ phần hóa, thoái vốn chuyển từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp vào Ngân sách nhà nước (NSNN) để đáp ứng nhu cầu của kế hoạch đầu tư công trung hạn theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội từ năm 2016 đến 6/2020 là 211.500 tỷ đồng (đạt 85% kế hoạch).
Hiệu quả hoạt động của DNNN được cải thiện, thể hiện được vai trò chủ đạo trên một số lĩnh vực, tạo nguồn thu lớn cho Nhà nước. Đặc biệt, nhờ có vai trò chủ đạo của DNNN trong một số lĩnh vực đã góp phần vào công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô được tốt hơn trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động phức tạp trong thời gian vừa qua. Việc xử lý các dự án kém hiệu quả của ngành công thương đạt được nhiều kết quả khả quan, bảo đảm thực hiện theo đúng nguyên tắc của cơ chế thị trường; tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; Nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án.
Một số Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước đã thực hiện cơ cấu lại theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đạt kết quả tốt, từng bước đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động trong bối cảnh tính cạnh tranh của thị trường ngày càng tăng. Các Ngân hàng thương mại nhà nước luôn đi đầu trong thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ về đảm bảo cung ứng vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội lớn của đất nước góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trong từng thời kỳ; nằm trong danh sách các doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ yêu cầu:
Đối với các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, DNNN
Khẩn trương nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh, chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống các chỉ số để theo dõi, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh theo các chuẩn mực quản trị hiện đại và thông lệ quốc tế.
Đi đầu trong nghiên cứu, đổi mới phát triển công nghệ. Mỗi Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước phải là một trung tâm đổi mới sáng tạo. Xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp, hình thành các chuỗi giá trị, tiên phong trong việc thực hiện cuộc cách mạng công nghệ 4.0 theo Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Chủ động hơn nữa trong hội nhập, vươn ra thị trường quốc tế; lấy thị trường nội địa làm trọng tâm, làm bàn đạp để vươn mình hội nhập, kết nối với chuỗi giá trị của khu vực và toàn cầu.
Phát huy sức mạnh đoàn kết, tăng cường liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ giữa các DNNN và các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế khác, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng trong nước, giảm lệ thuộc vào nước ngoài.
Chủ động tìm hiểu thông tin, trang bị các điều kiện cần thiết, sẵn sàng tận dụng cơ hội, lợi thế của các FTAs mới để chuyển hướng, tạo chuỗi giá trị mới, củng cố và mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu Việt Nam trên thế giới.
Nâng cao vai trò kiến tạo tại những địa bàn khó khăn, quan tâm đầu tư đến những lĩnh vực, địa bàn tư nhân không muốn đầu tư, những lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc phòng; xây dựng tiêu chí cụ thể, toàn diện để đánh giá hiệu quả đúng hơn nữa của DNNN trong nền kinh tế.
Góp phần tích cực trong cơ cấu lại nền kinh tế, giữ ổn định vĩ mô, đảm bảo an ninh cho nền kinh tế (an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường...). Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước thì Nhà nước phải nắm cổ phần chi phối. Các lĩnh vực điện lực, lương thực, viễn thông, các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh và một số doanh nghiệp phúc lợi phục vụ nhân dân thì Nhà nước phải nắm cổ phần. DNNN phải có chiến lược, dẫn dắt thúc đẩy phát triển một số lĩnh vực như công nghệ 5G, Chính phủ điện tử, thành phố thông minh...nhận thức rõ vai trò, vị thế của DNNN trong vấn đề này để đổi mới, nâng cao hiệu quả và cơ cấu lại DNNN.
Tiếp tục phát huy vai trò, đổi mới mô hình tổ chức và phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể trong quá trình cơ cấu lại DNNN từ việc định hướng, chỉ đạo quán triệt đầy đủ các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước đến việc tổ chức thực hiện, giám sát quá trình cơ cấu lại theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước, công tác chính trị, tư tưởng, công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng trong DNNN khi để xảy ra thua lỗ, tổn thất trong hoạt động và vi phạm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Rà soát lại hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, DNNN
Bộ Tài chính
Bộ Tài chính rà soát, tổng kết thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu cơ cấu lại DNNN giai đoạn tới; các Bộ khẩn trương hoàn thành việc rà soát, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành các luật sửa đổi, bổ sung liên quan đến DNNN Luật Phá sản (Bộ Tư pháp phối hợp với Tòa án Nhân dân tối cao), Luật Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn để tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện thoái vốn, cổ phần hóa các DNNN, trong đó có ngân hàng thương mại nhà nước.
Nghị định hướng dẫn về thu, sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Các văn bản hướng dẫn Luật chứng khoán số 54/2019/QH14.
Nghị định về Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Nghị định thay thế Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
Đồ án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025”.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động của DNNN.
Rà soát, xây dựng Tiêu chí phân loại DNNN giai đoạn sau năm 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2016.
Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế để tăng cường quản lý các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, các doanh nghiệp trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Rà soát, sửa đổi Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2015 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Bộ Nội vụ
Nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi cơ chế chính sách để gắn kết quả của việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN với việc đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu; tiếp tục đổi mới công tác bố trí bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với người đứng đầu DNNN.
Thực hiện tách người quản lý DNNN khỏi chế độ công chức, viên chức. Triển khai rộng rãi cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm qua thi tuyển cạnh tranh, công khai, minh bạch.
Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các Nghị định của Chính phủ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước (như Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017, Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP... và các văn bản sửa đổi, bổ sung)...
Nhiều văn bản QPPL sẽ được ban hành để nâng cao hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước
29/10/2020
Thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt, khẩn trương, kịp thời ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, chỉ đạo các Bộ, ngành khẩn trương, kịp thời ban hành quy định nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó có các DNNN nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động đối phó với ảnh hưởng của dịch bệnh, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Chính phủ nêu rõ một số kết quả đạt được như:
Các cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật về cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN tiếp tục được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, đảm bảo chặt chẽ, công khai minh bạch, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và hạn chế thất thoát vốn, tài sản, nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Nhiều Bộ, ngành địa phương đã nghiêm túc thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án cơ cấu lại, thực hiện tốt chế độ báo cáo, qua đó tiếp tục khẳng định cổ phần hóa, thoái vốn là giải pháp quan trọng trong sắp xếp, đổi mới, cơ cấu lại DNNN.
Lũy kế giai đoạn 2016 - tháng 6/2020, đã có 174 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.126 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 206.748 tỷ đồng, bằng 109% tổng giá trị phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa của cả giai đoạn đoạn 2011 - 2015 (trong đó có 36/128 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt); thực hiện thoái vốn 25.458 tỷ đồng, thu về 172.434 tỷ đồng, gấp 7 lần giá trị sổ sách. Tổng số tiền: thu từ cổ phần hóa, thoái vốn chuyển từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp vào Ngân sách nhà nước (NSNN) để đáp ứng nhu cầu của kế hoạch đầu tư công trung hạn theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội từ năm 2016 đến 6/2020 là 211.500 tỷ đồng (đạt 85% kế hoạch).
Hiệu quả hoạt động của DNNN được cải thiện, thể hiện được vai trò chủ đạo trên một số lĩnh vực, tạo nguồn thu lớn cho Nhà nước. Đặc biệt, nhờ có vai trò chủ đạo của DNNN trong một số lĩnh vực đã góp phần vào công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô được tốt hơn trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động phức tạp trong thời gian vừa qua. Việc xử lý các dự án kém hiệu quả của ngành công thương đạt được nhiều kết quả khả quan, bảo đảm thực hiện theo đúng nguyên tắc của cơ chế thị trường; tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; Nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án.
Một số Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước đã thực hiện cơ cấu lại theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đạt kết quả tốt, từng bước đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động trong bối cảnh tính cạnh tranh của thị trường ngày càng tăng. Các Ngân hàng thương mại nhà nước luôn đi đầu trong thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ về đảm bảo cung ứng vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội lớn của đất nước góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trong từng thời kỳ; nằm trong danh sách các doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ yêu cầu:
Đối với các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, DNNN
Khẩn trương nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh, chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống các chỉ số để theo dõi, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh theo các chuẩn mực quản trị hiện đại và thông lệ quốc tế.
Đi đầu trong nghiên cứu, đổi mới phát triển công nghệ. Mỗi Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước phải là một trung tâm đổi mới sáng tạo. Xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp, hình thành các chuỗi giá trị, tiên phong trong việc thực hiện cuộc cách mạng công nghệ 4.0 theo Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Chủ động hơn nữa trong hội nhập, vươn ra thị trường quốc tế; lấy thị trường nội địa làm trọng tâm, làm bàn đạp để vươn mình hội nhập, kết nối với chuỗi giá trị của khu vực và toàn cầu.
Phát huy sức mạnh đoàn kết, tăng cường liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ giữa các DNNN và các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế khác, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng trong nước, giảm lệ thuộc vào nước ngoài.
Chủ động tìm hiểu thông tin, trang bị các điều kiện cần thiết, sẵn sàng tận dụng cơ hội, lợi thế của các FTAs mới để chuyển hướng, tạo chuỗi giá trị mới, củng cố và mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu Việt Nam trên thế giới.
Nâng cao vai trò kiến tạo tại những địa bàn khó khăn, quan tâm đầu tư đến những lĩnh vực, địa bàn tư nhân không muốn đầu tư, những lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc phòng; xây dựng tiêu chí cụ thể, toàn diện để đánh giá hiệu quả đúng hơn nữa của DNNN trong nền kinh tế.
Góp phần tích cực trong cơ cấu lại nền kinh tế, giữ ổn định vĩ mô, đảm bảo an ninh cho nền kinh tế (an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường...). Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước thì Nhà nước phải nắm cổ phần chi phối. Các lĩnh vực điện lực, lương thực, viễn thông, các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh và một số doanh nghiệp phúc lợi phục vụ nhân dân thì Nhà nước phải nắm cổ phần. DNNN phải có chiến lược, dẫn dắt thúc đẩy phát triển một số lĩnh vực như công nghệ 5G, Chính phủ điện tử, thành phố thông minh...nhận thức rõ vai trò, vị thế của DNNN trong vấn đề này để đổi mới, nâng cao hiệu quả và cơ cấu lại DNNN.
Tiếp tục phát huy vai trò, đổi mới mô hình tổ chức và phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể trong quá trình cơ cấu lại DNNN từ việc định hướng, chỉ đạo quán triệt đầy đủ các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước đến việc tổ chức thực hiện, giám sát quá trình cơ cấu lại theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước, công tác chính trị, tư tưởng, công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng trong DNNN khi để xảy ra thua lỗ, tổn thất trong hoạt động và vi phạm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Rà soát lại hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, DNNN
Bộ Tài chính
Bộ Tài chính rà soát, tổng kết thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu cơ cấu lại DNNN giai đoạn tới; các Bộ khẩn trương hoàn thành việc rà soát, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành các luật sửa đổi, bổ sung liên quan đến DNNN Luật Phá sản (Bộ Tư pháp phối hợp với Tòa án Nhân dân tối cao), Luật Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn để tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện thoái vốn, cổ phần hóa các DNNN, trong đó có ngân hàng thương mại nhà nước.
Nghị định hướng dẫn về thu, sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Các văn bản hướng dẫn Luật chứng khoán số 54/2019/QH14.
Nghị định về Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Nghị định thay thế Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
Đồ án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025”.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động của DNNN.
Rà soát, xây dựng Tiêu chí phân loại DNNN giai đoạn sau năm 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2016.
Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế để tăng cường quản lý các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, các doanh nghiệp trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Rà soát, sửa đổi Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2015 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Bộ Nội vụ
Nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi cơ chế chính sách để gắn kết quả của việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN với việc đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu; tiếp tục đổi mới công tác bố trí bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với người đứng đầu DNNN.
Thực hiện tách người quản lý DNNN khỏi chế độ công chức, viên chức. Triển khai rộng rãi cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm qua thi tuyển cạnh tranh, công khai, minh bạch.
Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các Nghị định của Chính phủ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước (như Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017, Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP... và các văn bản sửa đổi, bổ sung)...