Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thưNhằm kịp thời tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tại Kết luận số 80-KL/TW, xác định các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả Kết luận số 80-KL/TW, đáp ứng yêu cầu triển khai công tác PBGDPL trong tình hình mới, ngày 06/10/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1521/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (sau đây gọi là Kế hoạch).Theo đó, Kế hoạch đã xác định 09 nhiệm vụ giải pháp cụ thể: (1) Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị trong triển khai công tác PBGDPL; (2) Đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn; (3) Tổ chức triển khai công tác PBGDPL toàn diện, rộng khắp đến các đối tượng, địa bàn, lĩnh vực trong phạm vi cả nước, có trọng tâm, trọng điểm; (4) Hoàn thiện thể chế, chính sách về công tác PBGDPL để tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; (5) Tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL; (6) Huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác PBGDPL; (7) Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác PBGDPL; (8) Đổi mới tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước về PBGDPL; (9) Tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL.
Bên cạnh đó, Kế hoạch đã quy định cụ thể trách nhiệm của Thủ trưởng bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với điều kiện, đặc thù của bộ, ngành, địa phương. Bộ Tư pháp là cơ quan pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai và kiến nghị, đề xuất các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện Kế hoạch đồng bộ, hiệu quả. Bộ Tài chính có trách nhiệm rà soát, đôn đốc, hướng dẫn cụ thể việc bố trí kinh phí triển khai công tác PBGDPL cho các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương. Cơ quan, đơn vị tài chính cấp tỉnh, cấp huyện và Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm tham mưu, bố trí kinh phí triển khai công tác PBGDPL thuộc phạm vi quản lý. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch bảo đảm có chất lượng, hiệu quả và chịu trách nhiệm về kết quả triển khai công tác PBGDPL tại địa phương.Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư
08/10/2020
Nhằm kịp thời tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tại Kết luận số 80-KL/TW, xác định các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả Kết luận số 80-KL/TW, đáp ứng yêu cầu triển khai công tác PBGDPL trong tình hình mới, ngày 06/10/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1521/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (sau đây gọi là Kế hoạch).
Theo đó, Kế hoạch đã xác định 09 nhiệm vụ giải pháp cụ thể: (1) Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị trong triển khai công tác PBGDPL; (2) Đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn; (3) Tổ chức triển khai công tác PBGDPL toàn diện, rộng khắp đến các đối tượng, địa bàn, lĩnh vực trong phạm vi cả nước, có trọng tâm, trọng điểm; (4) Hoàn thiện thể chế, chính sách về công tác PBGDPL để tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; (5) Tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL; (6) Huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác PBGDPL; (7) Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác PBGDPL; (8) Đổi mới tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước về PBGDPL; (9) Tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL.
Bên cạnh đó, Kế hoạch đã quy định cụ thể trách nhiệm của Thủ trưởng bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với điều kiện, đặc thù của bộ, ngành, địa phương. Bộ Tư pháp là cơ quan pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai và kiến nghị, đề xuất các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện Kế hoạch đồng bộ, hiệu quả. Bộ Tài chính có trách nhiệm rà soát, đôn đốc, hướng dẫn cụ thể việc bố trí kinh phí triển khai công tác PBGDPL cho các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương. Cơ quan, đơn vị tài chính cấp tỉnh, cấp huyện và Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm tham mưu, bố trí kinh phí triển khai công tác PBGDPL thuộc phạm vi quản lý. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch bảo đảm có chất lượng, hiệu quả và chịu trách nhiệm về kết quả triển khai công tác PBGDPL tại địa phương.
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật