Tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ emThủ tướng đã ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ:
Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chính sách, pháp luật có liên quan đến trẻ em
Theo đó, rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật có liên quan đến trẻ em, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Riêng đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em (hoàn thành trong quý IV năm 2020).
Tham mưu Chính phủ ban hành Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái với quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2021 - 2025; Đề án phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021 - 2030 (hoàn thành trong quý IV năm 2020).
Ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, trong đó có các chỉ tiêu thống kê về tình hình xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em (hoàn thành trong quý II năm 2021 trên cơ sở quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi).
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành có liên quan biên soạn bộ tài liệu mẫu về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng (hoàn thành trong quý II năm 2021).
Chỉ đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức thường xuyên, liên tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng; trong đó chú trọng giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, hướng dẫn trẻ em nhận biết các nguy cơ xâm hại, kỹ năng phòng tránh, bảo vệ bản thân trên các kênh truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng vùng, miền, quan tâm đối với vùng dân tộc thiểu số (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông:
Hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan truyền thông, báo chí dành các chuyên trang, chuyên mục với thời lượng và khung giờ phù hợp với trẻ em; đăng, phát tin, bài hướng dẫn kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em; đổi mới nội dung, biện pháp tuyên truyền; đặc biệt tăng thời lượng thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở (Đài truyền thanh cấp huyện và đài truyền thanh xã, phường, thị trấn) thông tin, tuyên truyền về công tác bảo vệ trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em ở địa bàn cơ sở (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo, địa phương tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ cho học sinh, chú trọng nhóm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh trường nội trú, bán trú, nhóm trẻ em có nguy cơ bị xâm hại; trang bị kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên trong phòng, chống xâm hại trẻ em; cung cấp thông tin, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em cho các bậc cha, mẹ học sinh (thực hiện từ năm học 2020 - 2021 và các năm tiếp theo).
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thiện tài liệu, bài giảng hướng dẫn học sinh về kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn, hiệu quả, lồng ghép nội dung này trong chương trình giáo dục tin học (thực hiện từ năm học 2020 - 2021 và các năm tiếp theo).
Đối với Bộ Tư pháp, Thủ tướng yêu cầu:
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em bảo đảm thiết thực, phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng vùng, miền, chú trọng nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật của trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý cho trẻ em, bảo đảm thiết thực, hiệu quả (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, làm tốt công tác bảo vệ trẻ em nói chung và công tác phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng, trong đó tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em cho mọi người dân (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về phòng, chống xâm hại trẻ em
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện:
Thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên đề về phòng, chống xâm hại trẻ em (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Chỉ đạo, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em để xảy ra vụ việc xâm hại trẻ em hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em mà không có các biện pháp chỉ đạo, xử lý hiệu quả.
Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện:
Thanh tra, kiểm tra chuyên đề việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong cơ sở giáo dục (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Chỉ đạo, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra vụ việc xâm hại trẻ em hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em trong cơ sở giáo dục mà không có các biện pháp chỉ đạo, xử lý hiệu quả (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Bộ Tư pháp thực hiện:
Thanh tra, kiểm tra chuyên đề và có biện pháp chấm dứt tình trạng nuôi con nuôi trái pháp luật; tăng cường kiểm tra công tác trợ giúp pháp lý cho trẻ em, tập trung vào các vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị xâm hại (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Các bộ, ngành, cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên đề về phòng, chống xâm hại trẻ em; đề cao trách nhiệm và xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài các vụ việc xâm hại trẻ em.
Đối với các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ tướng yêu cầu thực hiện và chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp triển khai thực hiện:
Rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2021 - 2030 phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em của địa phương, trong đó có nội dung thực hiện phòng, chống xâm hại trẻ em theo quy định tại khoản 3 Điều 90 Luật trẻ em; Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình và kết quả phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 35 Luật phòng, chống bạo lực gia đình (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng; chỉ đạo cơ quan báo chí, tuyên truyền tại địa phương tăng cường xây dựng tin, bài, phóng sự, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em; đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp, phương pháp tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em; phát hành cẩm nang, tờ rơi phổ biến kiến thức phòng, chống xâm hại trẻ em tới các hộ gia đình, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên đề về phòng, chống xâm hại trẻ em; đề cao trách nhiệm và xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài các vụ việc xâm hại trẻ em (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo)…
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em
30/09/2020
Thủ tướng đã ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ:
Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chính sách, pháp luật có liên quan đến trẻ em
Theo đó, rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật có liên quan đến trẻ em, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Riêng đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em (hoàn thành trong quý IV năm 2020).
Tham mưu Chính phủ ban hành Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái với quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2021 - 2025; Đề án phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021 - 2030 (hoàn thành trong quý IV năm 2020).
Ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, trong đó có các chỉ tiêu thống kê về tình hình xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em (hoàn thành trong quý II năm 2021 trên cơ sở quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi).
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành có liên quan biên soạn bộ tài liệu mẫu về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng (hoàn thành trong quý II năm 2021).
Chỉ đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức thường xuyên, liên tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng; trong đó chú trọng giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, hướng dẫn trẻ em nhận biết các nguy cơ xâm hại, kỹ năng phòng tránh, bảo vệ bản thân trên các kênh truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng vùng, miền, quan tâm đối với vùng dân tộc thiểu số (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông:
Hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan truyền thông, báo chí dành các chuyên trang, chuyên mục với thời lượng và khung giờ phù hợp với trẻ em; đăng, phát tin, bài hướng dẫn kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em; đổi mới nội dung, biện pháp tuyên truyền; đặc biệt tăng thời lượng thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở (Đài truyền thanh cấp huyện và đài truyền thanh xã, phường, thị trấn) thông tin, tuyên truyền về công tác bảo vệ trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em ở địa bàn cơ sở (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo, địa phương tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ cho học sinh, chú trọng nhóm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh trường nội trú, bán trú, nhóm trẻ em có nguy cơ bị xâm hại; trang bị kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên trong phòng, chống xâm hại trẻ em; cung cấp thông tin, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em cho các bậc cha, mẹ học sinh (thực hiện từ năm học 2020 - 2021 và các năm tiếp theo).
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thiện tài liệu, bài giảng hướng dẫn học sinh về kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn, hiệu quả, lồng ghép nội dung này trong chương trình giáo dục tin học (thực hiện từ năm học 2020 - 2021 và các năm tiếp theo).
Đối với Bộ Tư pháp, Thủ tướng yêu cầu:
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em bảo đảm thiết thực, phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng vùng, miền, chú trọng nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật của trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý cho trẻ em, bảo đảm thiết thực, hiệu quả (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, làm tốt công tác bảo vệ trẻ em nói chung và công tác phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng, trong đó tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em cho mọi người dân (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về phòng, chống xâm hại trẻ em
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện:
Thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên đề về phòng, chống xâm hại trẻ em (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Chỉ đạo, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em để xảy ra vụ việc xâm hại trẻ em hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em mà không có các biện pháp chỉ đạo, xử lý hiệu quả.
Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện:
Thanh tra, kiểm tra chuyên đề việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong cơ sở giáo dục (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Chỉ đạo, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra vụ việc xâm hại trẻ em hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em trong cơ sở giáo dục mà không có các biện pháp chỉ đạo, xử lý hiệu quả (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Bộ Tư pháp thực hiện:
Thanh tra, kiểm tra chuyên đề và có biện pháp chấm dứt tình trạng nuôi con nuôi trái pháp luật; tăng cường kiểm tra công tác trợ giúp pháp lý cho trẻ em, tập trung vào các vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị xâm hại (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Các bộ, ngành, cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên đề về phòng, chống xâm hại trẻ em; đề cao trách nhiệm và xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài các vụ việc xâm hại trẻ em.
Đối với các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ tướng yêu cầu thực hiện và chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp triển khai thực hiện:
Rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2021 - 2030 phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em của địa phương, trong đó có nội dung thực hiện phòng, chống xâm hại trẻ em theo quy định tại khoản 3 Điều 90 Luật trẻ em; Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình và kết quả phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 35 Luật phòng, chống bạo lực gia đình (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng; chỉ đạo cơ quan báo chí, tuyên truyền tại địa phương tăng cường xây dựng tin, bài, phóng sự, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em; đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp, phương pháp tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em; phát hành cẩm nang, tờ rơi phổ biến kiến thức phòng, chống xâm hại trẻ em tới các hộ gia đình, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo).
Tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên đề về phòng, chống xâm hại trẻ em; đề cao trách nhiệm và xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài các vụ việc xâm hại trẻ em (thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo)…