Kế hoạch thực hiện rà soát VBQPPL thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộVừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về Kế hoạch thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ.
Kế hoạch nhằm xác định nội dung các công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện rà soát văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ; kịp thời phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch và khả thi của hệ thông pháp luật; nâng cao chất lượng công tác xây dựng, áp dụng, thi hành pháp luật. Đồng thời, xây dựng Báo cáo của Chính phủ về rà soát văn bản các lĩnh vực quản lý nhà nước, báo cáo Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp cuối năm 2020.
Thủ tướng yêu cầu:
Việc tổ chức, thực hiện Kế hoạch bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bám sát yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiệm vụ được Chính phủ giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phát huy vai trò chủ động, tích cực và trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm thực hiện rà soát văn bản, cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác rà soát văn bản.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm lập kế hoạch chi tiết, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công; xác định cụ thể thời gian, tiến độ hoàn thành công việc.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan; tham vấn rộng rãi và thực chất đối tượng điều chỉnh của pháp luật nhất là về các giải pháp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong quá trình rà soát văn bản.
Kế thừa, sử dụng hiệu quả kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014 - 2018 để cập nhật, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật theo Kế hoạch; rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật thể chế hóa các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền; tạo thuận lợi, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số theo tinh thần Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan có trách nhiệm rà soát văn bản tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các công việc theo đúng Kế hoạch và hướng dẫn của Bộ Tư pháp; bảo đảm tiến độ, chất lượng, tính toàn diện và hệ thống của Báo cáo kết quả rà soát văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ; chỉ rõ các vướng mắc, chồng chéo của hệ thống pháp luật và kiến nghị cụ thể phương án sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Theo Kế hoạch, đối tượng, phạm vi rà soát văn bản là toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020 còn hiệu lực (bao gồm cả các văn bản đã được ban hành nhưng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020 chưa có hiệu lực, trừ Hiến pháp) thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định tại Điều 170 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và khoản 1 Điêu 139 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Kế hoạch thực hiện rà soát VBQPPL thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ
24/02/2020
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về Kế hoạch thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ.
Kế hoạch nhằm xác định nội dung các công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện rà soát văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ; kịp thời phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch và khả thi của hệ thông pháp luật; nâng cao chất lượng công tác xây dựng, áp dụng, thi hành pháp luật. Đồng thời, xây dựng Báo cáo của Chính phủ về rà soát văn bản các lĩnh vực quản lý nhà nước, báo cáo Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp cuối năm 2020.
Thủ tướng yêu cầu:
Việc tổ chức, thực hiện Kế hoạch bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bám sát yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiệm vụ được Chính phủ giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phát huy vai trò chủ động, tích cực và trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm thực hiện rà soát văn bản, cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác rà soát văn bản.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm lập kế hoạch chi tiết, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công; xác định cụ thể thời gian, tiến độ hoàn thành công việc.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan; tham vấn rộng rãi và thực chất đối tượng điều chỉnh của pháp luật nhất là về các giải pháp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong quá trình rà soát văn bản.
Kế thừa, sử dụng hiệu quả kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014 - 2018 để cập nhật, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật theo Kế hoạch; rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật thể chế hóa các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền; tạo thuận lợi, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số theo tinh thần Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan có trách nhiệm rà soát văn bản tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các công việc theo đúng Kế hoạch và hướng dẫn của Bộ Tư pháp; bảo đảm tiến độ, chất lượng, tính toàn diện và hệ thống của Báo cáo kết quả rà soát văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ; chỉ rõ các vướng mắc, chồng chéo của hệ thống pháp luật và kiến nghị cụ thể phương án sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Theo Kế hoạch, đối tượng, phạm vi rà soát văn bản là toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020 còn hiệu lực (bao gồm cả các văn bản đã được ban hành nhưng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020 chưa có hiệu lực, trừ Hiến pháp) thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định tại Điều 170 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và khoản 1 Điêu 139 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.