Cung cấp thông tin cho công dân là một trong các nhiệm vụ thường xuyên của Bộ, ngành, địa phươngĐây là một trong những nội dung tại Chỉ thị 08/CT-TTg ngày 14/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật tiếp cận thông tin.Để đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức thi hành kịp thời, hiệu quả đạo Luật này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo khẩn trương chuẩn bị các điều kiện triển khai thi hành.
Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương quán triệt nội dung và tinh thần các quy định của Luật tiếp cận thông tin; bằng các hình thức, biện pháp phù hợp, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
Bên cạnh đó, tổ chức rà soát các quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan để kịp thời tự mình hoặc đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật tiếp cận thông tin.
Bố trí đầu mối cung cấp thông tin
Các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị các điều kiện bảo đảm thi hành Luật như: Phân công, bố trí cơ quan, đơn vị trực thuộc, công chức, viên chức đáp ứng đủ năng lực, trình độ để làm đầu mối cung cấp thông tin; bố trí hợp lý nơi tiếp công dân để cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện của từng cơ quan.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo việc lập, vận hành cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin mà cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, bảo đảm thông tin có hệ thống, đầy đủ, toàn diện, kịp thời, dễ dàng tra cứu; củng cố, kiện toàn công tác văn thư, lưu trữ, thống kê phục vụ cho việc cung cấp thông tin.
Ngoài ra, cần trang bị các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin và điều kiện cần thiết khác để đáp ứng kịp thời yêu cầu cung cấp thông tin của công dân tại trụ sở cơ quan và qua mạng điện tử.
Thường xuyên cập nhật và công khai thông tin
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xác định nhiệm vụ cung cấp thông tin cho công dân là một trong các nhiệm vụ thường xuyên của bộ, ngành, địa phương, từ đó bố trí nguồn lực phù hợp để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho công dân.
Hoàn thành việc lập Danh mục thông tin phải được công khai; đăng tải Danh mục trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan trước khi Luật có hiệu lực 30 ngày; thường xuyên cập nhật và công khai thông tin đúng thời điểm, thời hạn và hình thức theo Danh mục thông tin.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, phân loại, kiểm tra và bảo đảm tính bí mật của thông tin trước khi cung cấp; kịp thời xem xét, cân nhắc lợi ích của việc cung cấp thông tin nhằm bảo đảm lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng.
Tăng cường cung cấp thông tin thông qua hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng./.
Cung cấp thông tin cho công dân là một trong các nhiệm vụ thường xuyên của Bộ, ngành, địa phương
16/03/2017
Đây là một trong những nội dung tại Chỉ thị 08/CT-TTg ngày 14/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật tiếp cận thông tin.
Để đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức thi hành kịp thời, hiệu quả đạo Luật này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo khẩn trương chuẩn bị các điều kiện triển khai thi hành.
Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương quán triệt nội dung và tinh thần các quy định của Luật tiếp cận thông tin; bằng các hình thức, biện pháp phù hợp, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
Bên cạnh đó, tổ chức rà soát các quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan để kịp thời tự mình hoặc đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật tiếp cận thông tin.
Bố trí đầu mối cung cấp thông tin
Các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị các điều kiện bảo đảm thi hành Luật như: Phân công, bố trí cơ quan, đơn vị trực thuộc, công chức, viên chức đáp ứng đủ năng lực, trình độ để làm đầu mối cung cấp thông tin; bố trí hợp lý nơi tiếp công dân để cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện của từng cơ quan.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo việc lập, vận hành cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin mà cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, bảo đảm thông tin có hệ thống, đầy đủ, toàn diện, kịp thời, dễ dàng tra cứu; củng cố, kiện toàn công tác văn thư, lưu trữ, thống kê phục vụ cho việc cung cấp thông tin.
Ngoài ra, cần trang bị các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin và điều kiện cần thiết khác để đáp ứng kịp thời yêu cầu cung cấp thông tin của công dân tại trụ sở cơ quan và qua mạng điện tử.
Thường xuyên cập nhật và công khai thông tin
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xác định nhiệm vụ cung cấp thông tin cho công dân là một trong các nhiệm vụ thường xuyên của bộ, ngành, địa phương, từ đó bố trí nguồn lực phù hợp để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho công dân.
Hoàn thành việc lập Danh mục thông tin phải được công khai; đăng tải Danh mục trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan trước khi Luật có hiệu lực 30 ngày; thường xuyên cập nhật và công khai thông tin đúng thời điểm, thời hạn và hình thức theo Danh mục thông tin.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, phân loại, kiểm tra và bảo đảm tính bí mật của thông tin trước khi cung cấp; kịp thời xem xét, cân nhắc lợi ích của việc cung cấp thông tin nhằm bảo đảm lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng.
Tăng cường cung cấp thông tin thông qua hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng./.