Dự thảo Luật Đấu giá tài sản: chuyển đổi Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản sang mô hình doanh nghiệp

22/12/2014
Nghe báo cáo về những định hướng dự án Luật đấu giá tài sản cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền nhất trí, cần đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bán đấu giá tài sản nhưng phải bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, không giới hạn địa giới hành chính và tổ chức bán đấu giá được quyền bán tất cả tài sản mà người dân yêu cầu.

Đề xuất xóa hội đồng đấu giá

Một trong bốn vấn đề nổi bật, Tổ biên tập xin ý kiến tại cuộc họp vừa qua là về hội đồng bán đấu giá tài sản. Theo Phó Cục trưởng Cục bổ trợ tư pháp Nguyễn Thị Mai vấn đề này hiện có hai quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, việc thành lập hội đồng bán đấu giá tài sản trong các trường hợp đặc biệt như khi bán tài sản có giá trị lớn, phức tạp, bán đấu giá các tài sản mang tính đặc thù cao như quyền khai thác khoáng sản là cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo hội đồng hoạt động có hiệu quả, công khai, minh bạch thì cần quy định chặt chẽ các điều kiện thành lập, cơ chế hoạt động và giám sát hội đồng.

Quan điểm thứ hai cho rằng, hoạt động bán đấu giá tài sản liên quan chặt chẽ đến các quy định về trình tự, thủ tục bán đấu giá và phải do đấu giá viên trực tiếp điều hành, trong khi đó thành phần Hội đồng bán đấu giá không có đấu giá viên, chỉ bao gồm cán bộ nhà nước kiêm nhiệm, như vậy, không đảm bảo tính chuyên nghiệp, tính khách quan và khó kiểm soát trên thực tế. Bên cạnh đó, hiện nay các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp đã được thành lập ở tất cả các địa phương và đủ khả năng đáp ứng nhu cầu bán đấu giá của các địa phương. Do vậy cần nghiên cứu bỏ quy định về việc lập Hội đồng bán đấu giá tài sản.

Tại cuộc họp, có ý kiến cho rằng, chỉ nên lập hội đồng đấu giá trong các trường hợp đặc biệt như quan điểm thứ nhất. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, tồn tại lớn nhất của các Hội đồng đấu giá hiện nay là không có đấu giá viên do đó không đảm bảo tính cạnh trạnh và chuyên nghiệp. Cơ chế hoạt động của Hội đồng cũng còn hình thức do đó không nên lập Hội đồng đấu giá mà những tài sản có gía trị lớn, phức tạp hoặc có tính đặc thù thì có thể lập Hội đồng tư vấn và bán theo thủ tục thông thường, do đấu giá viên điều hành.

Chuyển Trung tâm thành doanh nghiệp

Theo Dự thảo Luật đấu giá tài sản: Trong thời hạn năm (05) năm kể từ ngày Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực, đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có từ 02 doanh nghiệp bán đấu giá tài sản và doanh thu hàng năm của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đủ để đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của Trung tâm thì Sở Tư pháp xây dựng đề án về lộ trình chuyển đổi Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản sang mô hình doanh nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt; tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê duyệt.

Tuy nhiên, nội dung này cũng có ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng cần chuyển đổi trung tâm thành doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo Luật doanh nghiệp để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp và chủ trương xã hội hóa hoạt động bán đấu giá tài sản. Loại ý kiến thứ hai cho rằng nên chuyển đổi Trung tâm thành doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối.

Ông Hồ Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đồng tình với việc chuyển đổi tuy nhiên, ông Huy phân vân về điều kiện chuyển đổi. “Không nên quy định địa phương phải có từ 02 doanh nghiệp bán đấu giá tài sản mới được chuyển đổi mà chỉ cần 1 doanh nghiệp cũng có thể chuyển đổi. Nếu cứ nhất thiết là 2 thì mô hình trung tâm sẽ duy trì đến bao giờ“, ông Huy hỏi.

Ông Trương Khánh Hoàn, Vụ Pháp luật hình sự hành chính cũng cho rằngkhông có lý do gì đ tồn tại các Trung tâm, nó sẽ là gánh nặng cho nhà nước”, tuy nhiên, ông Hoàn đ nghị cần có lộ trình khoảng 1-2 năm đ các trung tâm giải quyết các vấn đ liên quan, đặc biệt là đội ngũ cán bộ.

Ông Lê Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1, Tổng cục Thi hành án dân sự cho rằng, lâu dài phải chuyển đổi tuy nhiên, đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn vẫn cần sự hỗ trợ của nhà nước, cụ thể là các Trung tâm đấu giá tài sản đ bán các tài sản của nhà nước, đặc biệt tài sản thi hành án. Ý kiến của ông Tuấn cũng là trăn trở của một số đại biểu khi cho rằng nếu chỉ tồn tại các doanh nghiệp đấu giá tài sản họ sẽ từ chối bán các tài sản nhà nước (vì không có lợi nhuận), vậy nhiệm vụ chính trị này sẽ do tổ chức nào đảm nhiệm?

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền nhất trí, cần đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bán đấu giá tài sản nhưng phải bảo đảm cơ chế cạnh tranh lành mạnh, không giới hạn địa giới hành chính và tổ chức bán đấu giá được quyền bán tất cả tài sản mà người dân yêu cầu.

Riêng với việc chuyển đổi, Thứ trưởng lưu ý cần xây dựng Nghị định riêng trình Chính phủ quy định rõ trình tự thủ tục cũng như điều kiện chuyển đổi; cần có quy định tổ chức đấu giá tài sản không được từ chối bán tài sản thi hành án; nơi nào không có doanh nghiệp đấu giá thì mời từ nơi khác về; cần có quy định phòng ngừa hiện tượng cò mồi, lợi dụng bán đấu giá đ trục lợi. Một trong những nguyên tắc của bán đấu giá được Thứ trưởng nhấn mạnh là phải đảm bảo tính công khai, minh bạch.

                                             Thu Hằng