Công tác tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất: Vệ tinh đã lên bệ phóng! 05/05/2009

Đó là khẳng định đầy sinh động của Chủ tịch Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc (HĐLT) LS.Lê Thúc Anh về công tác tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất (ĐHĐBLSTQ), 10 ngày trước khi Đại hội thành lập Liên đoàn luật sư (LĐLS) Việt Nam diễn ra tại thủ đô Hà Nội.

Tổ chức quốc tế về phát triển Luật (IDLO) - thiết chế hiệu quả về hợp tác pháp luật của các quốc gia đang phát triển 29/04/2009

Tiếp theo các bài đã đăng về một số tổ chức quốc tế trong lĩnh vực pháp luật (Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế (HccH), Viện quốc tế về nhất thể hoá pháp luật tư (UNIDROIT)), chúng tôi xin giới thiệu thêm 02 bài viết nữa về một tổ chức liên chính phủ khác có bề dày hoạt động trong lĩnh vực hợp tác phát triển với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo pháp luật – đó là Tổ chức quốc tế về phát triển Luật (The International Development Law Organization (IDLO).

Giới thiệu chung về quyền của người lao động di cư trong Luật quốc tế 29/04/2009

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, lao động di cư (Migrant Worker) là một phần không thể tách rời giữa các nền kinh tế. Thực tế cho thấy, lao động di cư đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của các nước nhập khẩu và các nước xuất khẩu lao động. Nhưng liệu lao động di cư có được đối xử công bằng trong nền kinh tế toàn cầu, liệu quyền của người lao động di cư đã được các quốc gia gửi và nhận lao động đề cập như là trọng tâm của các chính sách kinh tế và phát triển trong quá trình nhập khẩu và xuất khẩu lao động?

Đánh giá thực trạng công tác trợ giúp pháp lý của Việt Nam hiện nay - cơ sở thực tiễn của việc xây dựng Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý 28/04/2009

Tại Hội thảo “Xây dựng Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam” do Bộ Tư pháp tổ chức tại Hà Nội trong 3 ngày (27-29/4/2009), đánh giá thực trạng công tác trợ giúp pháp lý của Việt Nam hiện nay được xác định là cơ sở thực tiễn quan trọng đảm bảo tính hệ thống, khoa học và khả thi cho việc xây dựng Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý đến năm 2030.

Trợ giúp pháp lý ở Việt Nam: Cần một chiến lược phát triển 27/04/2009

“Trợ giúp pháp lý (TGPL) ở Việt Nam là một lĩnh vực hoạt động rộng, có liên quan trực tiếp đến tiến trình phát triển, dân chủ hóa xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thực hiện công lý và công bằng xã hội, là yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền”. Cục trưởng Cục TGPL (Bộ Tư pháp) Tạ Thị Minh Lý đã nhận định như vậy về yêu cầu cần xây dựng và xác định chiến lược phát triển TGPL ở Việt Nam tại hội thảo về “Chiến lược phát triển TGPL ở Việt Nam” tại Hà Nội (ngày 27/4).

Nghiên cứu so sánh nội dung Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) với nội dung của Luật bình đẳng giới 27/04/2009

Bài viết nghiên cứu so sánh được thực hiện nhằm đánh giá tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam so với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập nói chung cũng như đối với Công ước CEDAW nói riêng. Trên cơ sở xem xét việc nội luật hoá các quy định của điều ước quốc tế có liên quan đến bình đẳng giới mà Việt Nam đã tham gia vào Luật Bình đẳng giới cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác, báo cáo nghiên cứu đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất: Gặp gỡ các trưởng, phó trưởng đoàn đại biểu dự Đại hội 27/04/2009

Ngày 26/4, tại phiên họp thứ X, Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất (Đại hội) đã gặp gỡ các trưởng, phó trưởng đoàn đại biểu dự Đại hội để trao đổi về công tác tổ chức Đại hội và những thuận lợi, khó khăn của các đoàn Đại biểu.