Áp dụng pháp luật dân sự - dưới góc nhìn thực tiễn 18/01/2016

Việc áp dụng pháp luật dân sự có thể được tiến hành trong nhiều trường hợp như thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu, quyền sở hữu trí tuệ, chứng thực hợp đồng mua bán, chứng thực thế chấp, cầm cố tài sản, chứng thực di chúc, xác định cha, mẹ cho con, giải quyết các tranh chấp dân sự… Song cho dù áp dụng pháp luật trong trường hợp nào thì các chủ thể có thẩm quyền cũng phải tuân theo những nguyên tắc và những điều kiện đã được quy định trong bộ luật dân sự. Trên cơ sở đó, khái niệm áp dụng pháp luật dân sự có thể hiểu: Áp dụng pháp luật dân sự là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật dân sự vào những trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể hoặc nhằm xác định rõ quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên hoặc của người thứ ba có liên quan khi giải quyết các tranh chấp dân sự.

Quyền con người từ góc độ pháp lý 14/01/2016

Quyền con người, hay nhân quyền, là một giá trị cơ bản và quan trọng của nhân loại. Đó là thành quả của sự phát triển lịch sử, là đặc trưng của xã hội văn minh. Quyền con người cũng là một quy phạm pháp luật, đương nhiên nó đòi hỏi tất cả mọi thành viên của xã hội, không loại trừ bất cứ ai, đều có quyền và nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền và tự do của mọi người.

Hoàn thiện quy định của pháp luật về kiểm soát biên giới bảo vệ quyền SHTT của cơ quan Hải quan 14/01/2016

Luật Hải quan được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, có nội dung liên quan đến công tác kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của cơ quan Hải quan có những sự thay đổi, được làm rõ hơn để phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và sự phát triển của ngành Hải quan trong những năm tiếp theo.