Thủ tục rút gọn theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 21/06/2016

Để thể chế hóa đường lối cải cách tư pháp về áp dụng thủ tục rút gọn đối với những vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 về việc Tòa án xét xử tập thể, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (viết tắt BLTTDS), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, mà trong đó, có quy định một chương riêng về giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn (TTRG). TTRG là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến những vấn đề điều kiện áp dụng TTRG; thời điểm xác định áp dụng TTRG; chuyển từ TTRG sang thủ tục thông thường và vài kiến nghị xoay quanh những nội dung đề cập.

Quy định về tạm ứng án phí, án phí trong tố tụng và kiến nghị hoàn thiện 15/06/2016

Trên cơ sở quy định về tạm ứng án phí, án phí được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 (từ Điều 127 đến Điều 134); Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (Điều 98, Điều 99); Luật Tố tụng hành chính năm 2010 (Điều 27), Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh về án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 (sau đây được viết tắt là Pháp lệnh) và Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án (sau đây được viết tắt là Nghị quyết số 01/2012).

Cần sớm sửa đổi Nghị định 15/2014/NĐ-CP để phù hợp với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 14/06/2016

Xuất phát từ vị trí, vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở, ngay sau khi Luật Hòa giải ở cơ sở được Quốc hội khóa XIII thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, Ngày 27/02/2014 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở. Từ đó hoạt động hòa giải cơ sở tiếp tục có nhiều khởi sắc, các tổ hòa giải ngày càng được củng cố, kiện toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hòa giải viên trong việc tìm hiểu pháp luật và thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Thẩm quyền xử lý đối với pháp nhân thương mại do quân đội quản lý – cần được hướng dẫn 14/06/2016

Việc BLHS năm 2015 bổ sung trách nhiệm hình sự (TNHS) của pháp nhân đã đánh dấu bước phát triển mang tính đột phá trong chính sách hình sự và tư duy lập pháp hình sự nước ta, làm thay đổi nhận thức truyền thống về tội phạm và hình phạt. Trên cơ sở cân nhắc một cách thận trọng những điều kiện cụ thể của Việt Nam, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự nước ta, chế định TNHS của pháp nhân được quy định trong BLHS năm 2015, đáp ứng yêu cầu cấp bách từ thực tiễn khắc phục những bất cập, hạn chế trong việc xử lý các vi phạm pháp luật của pháp nhân trong thời gian qua, nhất là những vi phạm trong các lĩnh vực kinh tế và môi trường, đồng thời tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại do các vi phạm của pháp nhân gây ra, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế.

Tội trộm cắp tài sản theo BLHS 2015 và việc xác định tài sản là đối tượng tác động của tội này 10/06/2016

Nhằm đáp ứng hiệu quả trong yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội trộm cắp tài sản trong tình hình mới, BLHS năm 2015 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng đối với tội trộm cắp tài sản nhằm khắc phục những bất cập hạn chế trong các quy định của BLHS năm 1999. Trong quá trinh điều tra, truy tố, xét xử việc xác định tài sản những loại tài sản nào là đối tượng tác động của tội trộm cắp là vấn đề rất quan trọng.

Một số quy định mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các tội xâm phạm sở hữu 10/06/2016

Tài sản và quyền sở hữu tài sản là một nội dung quan trọng được quy định trong pháp luật của bất kỳ một quốc gia. Kể từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời cho tới Bộ luật hình sự năm 1999, tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân được bảo vệ một cách hữu hiệu bằng các quy định của pháp luật hình sự.