Phiên họp đối thoại và quyền đặt câu hỏi của đương sự theo Luật tố tụng hành chính năm 2015 14/06/2017

Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 và Nghị quyết số 104/2015/QH13 về việc thi hành Luật tố tụng hành chính được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 quy định nhiều nội dung mới so với Luật Tố tụng hành chính năm 2010. Trong đó có quy định về việc thực hiện thủ tục đối thoại là thủ tục tố tụng bắt buộc phải thực hiện khi Tòa án giải quyết vụ án hành chính.

Hiện thực hóa nhu cầu tiếp cận thông tin của doanh nghiệp khởi nghiệp 12/06/2017

Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu tiếp cận thông tin của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng đang thực sự trở nên cấp thiết, đóng vai trò quan trọng, quyết định đến quá trình phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, Nhà nước cần đẩy mạnh thực thi các cơ chế bảo đảm, thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin của cộng đồng doanh nghiệp được hiệu quả, thực chất .

Cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2004 và kiến nghị hoàn thiện 08/06/2017

Các quy định điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh là một nội dung quan trọng trong pháp luật cạnh tranh. Dưới góc độ pháp lý, cạnh tranh không lành mạnh được pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia định nghĩa khác nhau. Theo Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1883 thì bất cứ hành vi cạnh tranh nào trái với hoạt động thực tiễn trung thực, thiện chí trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Điều 10bis - được bổ sung vào Công ước từ năm 1900 và được sửa đổi lần cuối theo văn bản Stockholm năm 1967). Như vậy, tiêu chí đánh giá tính lành mạnh hay không lành mạnh của Công ước về hành vi cạnh tranh là “hoạt động thực tiễn trung thực, thiện chí”.

Vai trò của tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại theo Luật TTTM năm 2010 và kiến nghị 06/06/2017

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, việc xảy ra các tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi. Hiện có rất nhiều phương pháp giải quyết tranh chấp nhưng phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đang được xem trọng trên trường quốc tế. Việc giải quyết các tranh chấp ở nước ta hiện nay chủ yếu thông qua hệ thống Toà án và Trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) là tổ chức phi chính phủ được thành lập bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế như các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ, tín dụng và thanh toán quốc tế.

Một số suy nghĩ về quyền xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng 01/06/2017

Trên diễn đàn Quốc hội và các phương tiện thông tin đại chúng những ngày qua đã có nhiều ý kiến về các vấn đề liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm, áp dụng thủ tục rút gọn khi giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm và quyền xử lý tài sản bảo đảm... được đề cập trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Trước yêu cầu xử lý nợ xấu, khơi thông dòng chảy tín dụng, giải quyết nhanh bài toán phát mại tài sản, mà thực tế đang gặp nhiều rào cản, vướng mắc, chúng tôi xin có một số ý kiến về vấn đề nêu trên như sau:

Căn cứ cho ly hôn theo khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 01/06/2017

Ly hôn là một hiện tượng xã hội. Ở Việt Nam, pháp luật mỗi thời kỳ đề cập quy định ly hôn cũng khác nhau. Nếu như Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 không giải thích thế nào là ly hôn thì theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng”. Đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì“ly hôn là chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.