Phát triển kinh tế tư nhân - Cần một hành lang pháp lý thông suốt cho một xu thế tất yếu trong thời kỳ mới!
12/10/2017
Sau hơn 30 năm đổi mới, kể từ Đại hội VI của Đảng, kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã ngày càng được coi trọng và khuyến khích phát triển. Từ chỗ chỉ được thừa nhận và cho phép tồn tại trong nền kinh tế nhiều thành phần (Đại hội VI-1986), đến nay, kinh tế tư nhân đã được coi là “một động lực quan trọng của nền kinh tế và là một xu thế tất yếu giúp Nhà nước thực thi nhiệm vụ kinh tế đã đề ra” (Đại hội XII - 2016). Đây là một bước tiến lớn về mặt nhận thức đối với kinh tế tư nhân. Từ chủ trương của Đảng và sự thể chế bằng pháp luật của Nhà nước; kinh tế tư nhân đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, phong trào khởi nghiệp như đã tạo ra một sự bứt phá. Chỉ tính riêng năm 2016, có hơn 110 nghìn doanh nghiệp mới được thành lập, cao nhất trong những năm qua. Kinh tế tư nhân sử dụng 85% lực lượng lao động trong nền kinh tế, có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003 - 2015 là 10,2%/năm, đóng góp khoảng 39 - 40% GDP của đất nước. Bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn. Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh. Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII ra đời chính là sự khẳng định sâu sắc hơn chủ trương đúng đắn đó của Đảng.
Cố ý gây thương tích cho người khác theo quy định của luật SĐBS BLHS năm 2015 và xác định đồng phạm
09/10/2017
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là trong những tội phạm xảy ra phổ biến ở nước ta, BLHS năm 2015 đã có nhiều quy định mới so với BLHS năm 1999, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau BLHS năm 2015 đã không thi hành trong thực tiễn, vì vậy Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS (Gọi tắt là BLHS sửa đổi năm 2017) đã có nhiều sửa đổi, bổ sung về tội phạm này, nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta hiện nay, tuy nhiên việc nghiên cứu yếu tố đồng phạm của Điều 134 tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người trong thực tiễn vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.