Sự phát triển của đăng ký bất động sản, một số yêu cầu trong quá trình đổi mới, cải cách hiện nay 16/11/2017

Các quy định của pháp luật, cũng như mô hình và cơ chế vận hành của hệ thống đăng ký bất động sản (quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất) ở nước ta tồn tại, phát triển cùng với quá trình quản lý nhà nước về đất đai, tài sản gắn liền với đất trên cơ sở tư duy, quan điểm chính trị - kinh tế của từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Sự phát triển của nghề thừa phát lại ở Việt Nam và những vấn đề phát sinh 16/11/2017

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã khẳng định, “Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án”. Trên cơ sở Nghị quyết này của Đảng, Quốc hội đã lần lượt ban hành 03 Nghị quyết từng bước thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại từ phạm vi hẹp rồi mở rộng dần, bắt đầu từ năm 2010 thí điểm riêng thành phố Hồ Chí Minh, từ 01/07/2012 đến hết ngày 31/12/2015 thực hiện thí điểm nhân rộng trên phạm vi 13 tỉnh, thành phố và kể từ ngày 01/01/2016 đã chấm dứt việc thí điểm và đây cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của một nghề mới, nghề Thừa phát lại trên phạm vi cả nước.

Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự trong BLHS 2015 13/11/2017

Một trong những nguyên tắc chung của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em được quy định tại Điều 3 là: “trong tất cả mọi hành động liên quan đến trẻ em, dù do các cơ quan phúc lợi xã hội công cộng hay tư nhân, toà án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu”.