Tích tụ, tập trung đất đai trong bối cảnh pháp luật Việt Nam hiện nay 11/12/2017

Chính sách tích tụ, tập trung đất đai đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhằm tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ cao nhằm tạo ra khối lượng sản xuất hàng hóa nông nghiệp đạt yêu cầu về cả chất lượng lẫn số lượng. Trong đó, nhằm triển khai chính sách tích tụ, tập trung đất đai một cách hiệu quả, việc nghiên cứu và đưa ra góc nhìn bao quát về hệ thống pháp luật liên quan đến tích tụ, tập trung đất đai, từ đó bình luận các quy định pháp luật và đề xuất giải pháp khắc phục là vô cùng cấp bách. Qua đó, góp phần điều hòa lợi ích và bảo vệ quyền lợi của người có quyền sử dụng đất và các nhà đầu tư/doanh nghiệp trong đầu tư, khai thác sử dụng quyền sử dụng đất, đồng thời tìm ra các giải pháp hiệu quả trong việc thi hành chính sách tích tụ, tập trung đất đai trên thực tế. Vì vậy, cần nghiên cứu từ góc độ liên ngành, trên cơ sở đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước và chính sách phát triển kinh tế trong đó có phát triển kinh tế nông nghiệp, gắn với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của từng địa phương xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử.

Quyền nhân thân của cá nhân trong lĩnh vực xuất bản - Bảo vệ quyền nhân thân trong hoạt động xuất bản 05/12/2017

Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về quyền nhân thân của cá nhân đã được trình bày trong chuyên đề 1, chuyên đề này tác giả tập trung làm rõ những đặc thù trong lý luận chung về quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong lĩnh vực xuất bản.

Hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp trong quá trình hội nhập quốc tế 01/12/2017

Luật Lý lịch tư pháp (LLTP) được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2009, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/07/2010. Luật LLTP có nhiều quy định liên quan đếntương trợ tư pháp về hình sựnhư theo dõi, quản lý thông tin LLTP của công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài,vấn đề dẫn độ để thi hành án và tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảngvề thúc đẩy và tăng cường hiệu quả hội nhập quốc tế, pháp luật về LLTPcần được rà soát, sửa đổi, bổ sungnhằmphù hợp với các cam kết quốc tế và đáp ứng các yêu cầu hội nhập.

Những khoảng trống trong chính sách pháp luật về phụ nữ - đề xuất giải pháp 23/11/2017

Có thể nói, quyền của phụ nữ và trẻ em nói chung, trẻ em gái nói riêng ở Việt Nam trong các bản Hiến pháp và các văn bản pháp luật đều thể hiện rõ 2 yếu tố căn bản đó là “bình đẳng và ưu tiên”. Có những quyền được pháp luật xây dựng bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trước pháp luật nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử trong công việc, trong đời sống chính trị, kinh tế và trong đời sống gia đình. Còn quyền ưu tiên (trong việc tuyển dụng, sắp xếp công việc, nghỉ hưu, các chính sách ưu đãi về vốn...) có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ thể hiện khả năng của mình với việc đóng góp ngày càng nhiều cho gia đình, xã hội, đồng thời tránh rủi ro trong nghề nghiệp, trong cuộc sống gia đình và xã hội.

Quy định cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 - những vướng mắc trong thực tiễn thi hành 23/11/2017

Theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp (LLTP) năm 2009, Phiếu LLTP gồm có 02 loại: Phiếu LLTP số 1 và Phiếu LLTP số 2. Thời gian qua, do chưa hiểu quy định của Luật LLTP nên một số cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và cả một số cơ quan, tổ chức trong nước đã yêu cầu công dân Việt Nam phải nộp Phiếu LLTP số 2 khi làm hồ sơ xin thị thực nhập cảnh hoặc xin việc làm. Yêu cầu này là không đúng tinh thần của Luật LLTP và gây bất lợi cho công dân. Đây cũng là một trong những vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi Luật LLTP trong hơn 07 năm qua.