Kinh nghiệm trong tổ chức chính quyền tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của một số quốc gia
02/08/2018
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và được cụ thể hóa trong Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015: “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế - xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó”[1].
Luận bàn về phạm vi hòa giải ở cơ sở
01/08/2018
Hòa giải ở cơ sở là một truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, hoạt động vì mọi người trên nền tảng đạo đức xã hội và pháp luật, nhằm giải quyết các mẫu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ cơ sở trên cơ sở tự nguyện của các bên, qua đó góp phần ổn định trât tự, an ninh từ cơ sở. Đây là hoạt động mang đậm tính nhân văn, đã được thể chế hóa thành pháp luật. Hiện nay, để điều chỉnh hoạt động này, Quốc Hội đã ban hành Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013. Luật này ra đời là một bước tiến quan trọng cho hoạt động hòa giải ở cơ sở, đó là hoạt động mà hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định.
Trao đổi về hình thức ngưng hiệu lực một phần hoặc toàn bộ văn bản khi xử lý văn bản
26/07/2018
Một trong các nguyên tắc rà soát văn bản được quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 34/2016/NĐ-CP), đó là: “Việc rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát; không bỏ sót văn bản thuộc trách nhiệm rà soát; kịp thời xử lý kết quả rà soát; tuân thủ trình tự rà soát”. Theo đó, tại Điều 143 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định 06 hình thức xử lý văn bản được rà soát, bao gồm: (1) Bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản; (2) Thay thế văn bản; (3) Sửa đổi, bổ sung văn bản; (4) Ban hành văn bản mới; (5) Đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản; (6) Ngưng hiệu lực một phần hoặc toàn bộ văn bản.