Thẩm định các dự thảo VBQPPL do chính Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp chủ trì
11/11/2008
Tuy số lượng không nhiều và phạm vi không rộng, nhưng hàng năm Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp các địa phương vẫn phải trực tiếp soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo các dự thảo VBQPPL liên quan đến những lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ của cơ quan tư pháp. Cùng một lúc thực hiện luôn cả hai nhiệm vụ soạn thảo và thẩm định, không phải lúc nào mọi chuyện cũng suôn sẻ...
Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Lý lịch Tư pháp: Nhiều người mất cơ hội làm ăn, học tập vì …chờ đợi
11/11/2008
“Với hệ thống thông tin không đầy đủ, không tập trung về lý lịch tư pháp như hiện nay, có những việc người dân phải chờ đợi 6 tháng mới được cấp phiếu lý lịch tư pháp. Không ít cơ hội đi làm ăn, cơ hội kinh doanh, cơ hội học tập… đã bị mất chỉ vì sự chờ đợi này. Do đó, rất cần thiết phải thành lập Trung tâm lý lịch tư pháp thống nhất để giảm phiền hà cho người dân” - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết tại phiên Quốc hội thảo luận tại Hội trường ngày 10/11 về dự án Luật Lý lịch Tư pháp.
Dân chủ trực tiếp và chính quyền đô thị
10/11/2008
Suốt tuần qua, đề tài được Quốc hội quan tâm nhất và cũng tỏ ra lo lắng nhất là Đề án thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường và nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã.
Toạ đàm về khung pháp lý trong việc áp dụng công nghệ 3G tại Việt Nam
10/11/2008
Ngày 06/11/2008 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Trung tâm Viễn thông Toàn cầu của Ernst & Young tổ chức buổi Toạ đàm trao đổi và tìm hiểu về khung pháp lý của các nước trên thế giới nhằm đẩy nhanh quá trình triển khai áp dụng công nghệ 3G tại Việt Nam.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 - 2020: Có nên tích hợp chiến lược cải cách pháp luật và tư pháp?
10/11/2008
Cho đến nay, Việt Nam đã ban hành 2 bản Chiến lược nhằm phát triển, đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam cần tiếp tục tìm kiếm mô hình thích hợp, đúng đắn để đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là giải quyết thành công bài toán giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Một nhân tố không thể thiếu của mô hình ấy chính là sự cần thiết lồng ghép nội dung cải cách tư pháp vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) cho thời kỳ mới - thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.
Gia nhập Quy chế Rome về Toà án hình sự quốc tế: Việt Nam có thể gặp phải nhiều trở ngại
10/11/2008
Quy chế Rome về Toà án hình sự quốc tế (ICC) sau một thập kỷ tồn tại (thành lập vào năm 1998) được xếp vào nhóm những tổ chức liên chính phủ hàng đầu thế giới về số lượng thành viên với khoảng 140 quốc gia ký kết gia nhập và hơn 100 quốc gia phê chuẩn. Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, việc nghiên cứu và xem xét gia nhập Quy chế Rome của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, tiến trình này sẽ vấp phải không ít thách thức, khó khăn từ nhiều phía…