Phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
01/12/2008
Ở nước ta, trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (sau đây gọi tắt là SHTT) đã trở thành một vấn đề nổi cộm, tuy chưa có một thống kê chính thức và toàn diện nào về tình trạng vi phạm song qua các phương tiện thông tin đại chúng có thể thấy sự vi phạm diễn ra ngày càng phổ biến, mức độ theo chiều hướng trầm trọng hơn và cách thức ngày càng tinh vi hơn.
Công tác bổ trợ tư pháp: Con đường tăng cường tiếp cận công lý
01/12/2008
Công tác bổ trợ tư pháp bao gồm hoạt động luật sư, TGPL, công chứng, giám định tư pháp… không chỉ liên quan trực tiếp đến lợi ích khách hàng mà còn có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng. Bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, các luật sư, trợ giúp viên pháp lý, công chứng viên, giám định viên… có thể gây ảnh hưởng đến công lý, tác động đến cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Hay nói cách khác, việc sử dụng dịch vụ pháp lý từ một số hoạt động bổ trợ tư pháp nêu trên của người dân đã góp phần cho họ có thể tiếp cận công lý dễ dàng hơn.
Dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
27/11/2008
Dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang được lấy ý kiến nhân dân. Sau khi Luật này được ban hành và có hiệu lực, nó sẽ thay thế Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Một số tồn tại, vướng mắc cần khắc phục trong hoạt động giám định tư pháp
26/11/2008
Hoạt động giám định tư pháp là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự do người giám định tư pháp thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ án.
Một số ngoại lệ trong WTO và quy định của Việt Nam
25/11/2008
Ngoại lệ của WTO được hiểu là trong một số trường hợp cho phép các nước thành viên được làm khác đi so với các nguyên tắc cơ bản của WTO nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy định của Tổ chức thương mại thế giới nhằm bảo đảm chủ quyền, an ninh, đạo đức, sức khoẻ của con nguời, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm, bảo đảm cán cân thanh toán. Ngoại lệ đã được đặt ra trong quá trình đàm phán và xây dựng các văn kiện của Tổ chức Thương mại Thế giới, đặc biệt được chú trọng trong các lĩnh vực thương mại quốc tế và quy định tại các văn kiện của WTO trong 3 lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, còn có các ngoại lệ giành riêng cho các nước đang phát triển.