Tiếp nhận hồ sơ theo cơ chế “một cửa”: Nhận hay không nhận? 02/01/2009

Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” trong quản lý nhà nước ở các địa phương, cơ quan nhà nước là đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Việc thực hiện cơ chế “một cửa” đã rút ngắn được thời gian, thủ tục được đơn giản hoá và công khai nên đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức trong và ngoài nước. Ngoài ra, nó cũng là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) chống các biểu hiện tiêu cực trong việc thụ lý, giải quyết các yêu cầu của công dân, tổ chức...

Pháp lệnh Trọng tài thương mại Việt Nam với các quy định về Hình thức và Nội dung của Quyết định trọng tài: những điểm còn bất cập 02/01/2009

Hình thức và nội dung của Quyết định trọng tài được quy định trong pháp luật trọng tài của mọi quốc gia. Tuy nhiên, cách hiểu và áp dụng các quy định này ở các nước không hoàn toàn đồng nhất. Bài viết dưới đây của tác giả Đặng Hoàng Oanh tập trung bình luận, phân tích các quy định linh hoạt áp dụng cho hình thức và nội dung của Quyết định trọng tài trong pháp luật quốc tế và pháp luật các nước.

Những vấn đề bất cập, vướng mắc của pháp luật về luật sư cần được sửa đổi, bổ sung 02/01/2009

Pháp luật về luật sư đã được thay đổi kể từ khi Luật Luật sư có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Vấn đề đặt ra là  sau hơn 02 năm thực hiện Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn cần xem xét, kiểm nghiệm, đối chiếu với thực tiễn để ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này.  Qua công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội (chiếm hơn một nửa tổng số luật sư và tổ chức hành nghề luật sư trong cả nước), Thanh tra Bộ Tư pháp đã rà soát, sơ kết, đánh giá hiệu quả thực tế của các văn bản pháp luật về luật sư. Để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về luật sư, chúng tôi sẽ đăng nhiều bài viết về vấn đề này để bạn đọc cùng tham khảo.

Những điểm mới cơ bản của Luật thi hành án dân sự năm 2008 về công tác tổ chức cán bộ 31/12/2008

Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Bản án, quyết định của Toà án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế. Hoạt động thi hành án là công đoạn cuối cùng, có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án được chấp hành, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Chính vì vậy, Hiến pháp năm 1992 đã quy định: “Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.

Những quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 cần có hướng dẫn thi hành và kế hoạch triển khai thực hiện của Bộ Tư pháp 31/12/2008

Luật thi hành án dân sự đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4, thông qua ngày 14-11-2008, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2009. Cùng với việc thông qua Luật thi hành án dân sự năm 2008, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về việc thi hành Luật thi hành án dân sự. Quá trình xây dựng Luật thi hành án dân sự năm 2008, Ban soạn thảo cũng đã quán triệt quan điểm chỉ đạo kế thừa, luật hoá các quy định của pháp luật hiện hành về thi hành án dân sự, đặc biệt là các quy định tại Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và các nghị định hướng dẫn thi hành.

Giám định tư pháp ở địa phương hiện nay - ai quản 31/12/2008

Thực hiện công tác quản lý nhà nước hiện nay, yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo giữ vững trật tự an toàn xã hội nâng cao năng lực và hiệu qủa quản lý mọi mặt đời sống xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi các cơ quan trong tỉnh, đặc biệt là cơ quan điều tra, truy tố, xét xử phải xét xử nghiêm minh đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt kẻ phạm tội, không làm oan người người vô tội.

Triển khai một số chính sách hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp Nhỏ và Vừa tại các địa phương trên cả nước. 31/12/2008

Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì hiện nay, cả nước ta có khoảng 260 nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang hoạt động và thực hiện nghĩa vụ thuế. Là khu vực phát triển nhanh và năng động nhất, các DNNVV đóng góp hơn 40% GDP, tạo việc làm cho hơn 50% số lao động và nắm giữ 29% tổng số vốn trong khối DN (số liệu thống kê năm 2007). Như vậy có thể thấy về quy mô và tầm quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế nước ta. Đại đa số DNNVV tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, Thái Nguyên, Bắc Ninh…còn lại ở các tỉnh thành mới chia tách hoặc các tỉnh Miền núi thì bộ phận DNNVV chưa nhiều, chưa mạnh mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách  hỗ trợ DNNVV trên cả nước. Bài viết này chỉ xin đề cập đến thực trạng và một số giải pháp hỗ trợ để giúp các DNNVV tại địa bàn các địa phương mà lực lượng DNNVV còn đang gặp rất nhiều khó khăn, cần được quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa.

Công tác thi hành án dân sự 2009: Phấn đấu giảm từ 10% đến 15% án tồn đọng 30/12/2008

Đây là mục tiêu mà ngành tư pháp đặt ra và quyết tâm thực hiện trong năm 2009. Mặc dù để thực hiện mục tiêu này, toàn ngành phải dốc sức tối đa vì bài toán về án tồn động luôn là vấn đề nan giải nhất của ngành tư pháp. Tuy nhiên, với sự ra đời của Luật Thi hành án dân sự (có hiệu lực từ ngày 1/7/2009) tháo gỡ về cơ chế sẽ giúp các cơ quan thi hành án (THA) giảm đáng kể lượng án tồn.