Bàn về mối quan hệ giữa công lý và luật pháp
10/05/2012
Trên cơ sở tổng kết sâu sắc thực tiễn và lý luận sau 25 năm đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đó, công lý đã được ghi nhận là một trong những giá trị cơ bản, xuyên suốt, định hướng cho toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách tư pháp tại Việt Nam nói riêng.
Vài so sánh giữa công chức và viên chức
02/05/2012
Ngày 01/01/2012 vừa qua, Luật Viên chức có hiệu lực, hai năm trước đó, Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực. Đây là lần đâu tiên có 2 luật quy định cụ thể thế nào là cán bộ, công chức và viên chức; những việc cán bộ, công chức và viên chức không được làm; chế độ lương, hình thức kỷ luật khi có vi phạm…. Trước đó, Pháp lệnh Cán bộ, công chức chưa có quy định rõ về những nội dung này dẫn đến tình trạng bản thân người đang làm trong nhà nước nhưng không biết rõ mình là cán bộ, công chức hay viên chức?
Thực trạng nền Văn hoá pháp lý Việt Nam
24/04/2012
Hiện, có nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa và văn hóa pháp lý (VHPL) nhưng một cách chung nhất có thể hiểu, văn hoá pháp lý là tống thể các hoạt động hàm chứa các giá trị pháp luật được hình thành trên cơ sở tri thức pháp luật, lòng tin, tình cảm đối với pháp luật và hành vi pháp lý thực tiễn.
Hình thức văn bản Nghị quyết của Quốc hội
23/04/2012
Hiện, có những Nghị quyết (NQ) của Quốc hội dùng để quy định chế độ làm việc của Quốc hội nhưng cũng có NQ dùng để phê chuẩn điều ước quốc tế, song cũng có NQ dùng để bổ sung, sửa đổi Hiến pháp.... Thực tế này, cùng với những quy định thiếu chi tiết của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (Luật Ban hành VBQPPL) có thể dẫn đến những cách hiểu khác nhau về văn bản này.
Phòng, chống oan, sai trong tố tụng hình sự: Điểm đến của cải cách tư pháp
20/04/2012
Điều 1 Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) năm 2003 xác định một trong những mục đích của Bộ luật là xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đó cũng chính là điểm đích mà công cuộc cải cách tư pháp hướng tới trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và tư pháp để bảo vệ quyền con người và công lý.
Quan chức và công chức: Những góc nhìn đa diện
19/04/2012
Ngày nay, trên rất nhiều bài báo và các phương tiện truyền thông đại chúng, chúng ta có thể bắt gặp sự xuất hiện khá thường xuyên của cụm từ “quan chức” như: “Kiểm soát thu nhập của quan chức” (Tiền phong online ngày 8/3/2012), “Quan chức xin ấn cũng phải xếp hàng như dân” (VnExpress ngày 18/01/2012), “Vợ quan chức bị kỷ luật tại Hải Phòng nói gì” (giáo dục.net.vn ngày 10/02/2012), “khi tiếp xúc với chúng tôi, một quan chức Vụ Y tế Dự phòng lại cho rằng…” (Bài Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan đến đâu - Báo Gia đình và Xã hội số 64 (374).