Vai trò chủ trì phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc trong Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi)Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật MTTQVN, giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động góp ý, phản biện xã hội đối với các dự thảo chính sách có liên quan đến quyền lợi của nhân dân. Quá trình này không chỉ đóng góp vào việc hoàn thiện hệ thống pháp lý mà còn giúp MTTQVN đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc truyền thông các chính sách, đặc biệt là các chính sách ảnh hưởng rộng rãi đến xã hội.
Nghị quyết số 27-NQ/TW, các chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, cùng chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật. Mục tiêu là hoàn thiện thể chế, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh mới. Một trong những nhiệm vụ cần triển khai ngay là sửa đổi Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật (VBQPPL). Ngày 03/01/2024, Bộ Chính trị đã cho ý kiến về Đề án đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Kết luận này đã làm cơ sở chính trị quan trọng cho việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi .
Trước bối cảnh đó, Bộ Tư pháp đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi). Trong quá trình này, tác giả bài viết này đưa ra ý kiến đóng góp đối với Điều 6 của dự thảo Luật , liên quan đến việc phản biện xã hội, tham vấn, và góp ý đối với các chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của MTTQVN. Đây là một nội dung có ý nghĩa quan trọng, góp phần làm rõ vai trò của MTTQVN trong việc bảo vệ quyền lợi của nhân dân và nâng cao chất lượng quá trình lập pháp.
1. Thẩm quyền chủ trì phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam theo quy định hiện nay
Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng VBQPPL giai đoạn 2022 - 2027". Đề án này quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan soạn thảo VBQPPL trong việc chủ động tổ chức truyền thông dự thảo chính sách nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội. Trên cơ sở đó, MTTQ Việt Nam có vai trò tham gia tích cực vào quy trình này thông qua việc đề xuất ý kiến, phản biện và theo dõi quá trình tiếp thu, sửa đổi chính sách trước khi ban hành. Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định tại khoản 1, Điều 6 rằng MTTQ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng các tổ chức thành viên khác có quyền tham gia góp ý kiến đối với các dự thảo VBQPPL. Bên cạnh đó, Điều 21 Luật MTTQ Việt Nam năm 2015 cũng khẳng định trách nhiệm của MTTQ Việt Nam trong việc đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật, pháp lệnh và các VBQPPL khác, đồng thời kiến nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định trái pháp luật. MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên đóng vai trò cầu nối giữa nhân dân với các cơ quan lập pháp, giúp phản ánh kịp thời các ý kiến của người dân về các chính sách có tác động lớn đến đời sống xã hội. Cụ thể, việc lấy ý kiến đóng góp có thể thực hiện thông qua các hội nghị, tọa đàm chuyên đề hoặc tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân.
2. Hình thức tham gia xây dựng pháp luật của MTTQ Việt Nam hiện nay
MTTQ Việt Nam tham gia vào quá trình xây dựng chính sách và pháp luật theo nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như: (i) tham gia ban soạn thảo, tổ biên tập: Đây là hình thức trực tiếp nhất, giúp MTTQ Việt Nam có thể đóng góp ý kiến ngay từ giai đoạn đầu của quá trình soạn thảo chính sách; (ii) góp ý kiến bằng văn bản: MTTQ Việt Nam có thể gửi ý kiến đóng góp chính thức đến cơ quan soạn thảo để đề xuất chỉnh sửa, bổ sung nội dung dự thảo chính sách; (iii) tổ chức hội nghị, tọa đàm: Các hội nghị do MTTQ Việt Nam chủ trì giúp huy động sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện nhân dân để phản biện, góp ý về nội dung dự thảo VBQPPL….Như vậy, MTTQ Việt Nam tiến hành phản biện các dự thảo chính sách quan trọng nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và phù hợp với thực tiễn xã hội và giám sát quá trình thực hiện chính sách sau khi VBQPPL được ban hành, MTTQ Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, đánh giá hiệu quả thực thi chính sách, đồng thời kiến nghị sửa đổi nếu phát hiện bất cập.
Vì vậy, theo Điều 9 Hiến pháp năm 2013, MTTQ Việt Nam có trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội đối với các chính sách và hoạt động của cơ quan nhà nước. Quyền này được cụ thể hóa trong Luật MTTQ Việt Nam, trong đó quy định MTTQ Việt Nam có thể tham gia phản biện xã hội đối với các dự thảo VBQPPL, từ đó góp phần bảo đảm tính công khai, minh bạch và khách quan của chính sách. Trong những năm qua, MTTQ Việt Nam đã tích cực thực hiện phản biện xã hội đối với nhiều dự án luật quan trọng, chẳng hạn như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Bảo vệ môi trường, Luật Giáo dục... Thông qua các hội thảo, tọa đàm và các kênh tham vấn ý kiến nhân dân, MTTQ Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến nghị có giá trị nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật. Một trong những điểm mạnh của MTTQ Việt Nam trong phản biện xã hội là khả năng tập hợp ý kiến từ nhiều tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội đối với các chính sách lớn. Nhờ đó, các cơ quan lập pháp có thêm cơ sở để điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
3. Thực trạng thực hiện vai trò chủ trì phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc theo Luật Ban hành VBQPPL hiện hành
Hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) được thực hiện thông qua các hình thức chính như: (1) tổ chức hội nghị phản biện chính sách, (2) gửi dự thảo văn bản phản biện đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến, và (3) tổ chức đối thoại trực tiếp giữa MTTQ với cơ quan, tổ chức có văn bản được phản biện. Đây là các cơ chế pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa chủ thể phản biện và cơ quan được phản biện. Ngoài ra, nhân dân cũng có thể đóng góp ý kiến thông qua việc gửi thư, phản ánh đến các cấp có thẩm quyền hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
Bên cạnh các hình thức trên, MTTQ và các tổ chức thành viên còn thực hiện PBXH thông qua các hội thảo, tọa đàm để thu thập ý kiến chuyên gia, nhà khoa học và thành viên của tổ chức về các vấn đề liên quan. Các tổ chức xã hội chủ động tìm hiểu, phát hiện những chính sách, chương trình, dự án có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội để đưa ra ý kiến tư vấn, phản biện với cơ quan có thẩm quyền. Một số tổ chức đăng tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) trên website để tập hợp ý kiến phản biện, tham gia tranh luận trên các diễn đàn, hội nghị hoặc thông qua các phương tiện truyền thông. Đặc biệt, sự phát triển của mạng xã hội tạo ra diễn đàn mở, giúp cá nhân thảo luận, chia sẻ quan điểm về các vấn đề quan tâm.
Trong thời gian qua, MTTQ và các tổ chức thành viên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: (i) đã tăng cường sự tham gia của nhân dân vào quá trình hoạch định chính sách, MTTQ Việt Nam đã góp phần tạo cơ chế để nhân dân có tiếng nói trong quá trình xây dựng chính sách, đảm bảo tính minh bạch, dân chủ; (ii) nâng cao chất lượng dự thảo chính sách thông qua các hội nghị phản biện, MTTQ đã đưa ra nhiều ý kiến xác đáng, giúp cơ quan soạn thảo điều chỉnh nội dung chính sách theo hướng phù hợp hơn với thực tiễn và lợi ích của người dân; (iii) thúc đẩy trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, các cơ quan nhà nước ngày càng có ý thức hơn trong việc tiếp thu ý kiến phản biện, giúp nâng cao hiệu quả quản trị công và phát huy vai trò giám sát, phản biện của tổ chức xã hội, MTTQ và các tổ chức thành viên ngày càng chủ động hơn trong việc phát hiện, đề xuất sửa đổi các chính sách có tác động lớn đến đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, do chưa có quy định pháp lý cụ thể, hiệu lực và hiệu quả của các hình thức này còn hạn chế và thách thức: (i) tính hình thức, chưa thực chất ở một số địa phương, phản biện xã hội còn một nơi thực hiện còn mang tính phong trào; (ii) chất lượng phản biện xã hội chưa cao, còn một số ý kiến phản biện còn chung chung, thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn, chưa đủ sức thuyết phục. Nhiều ý kiến xác đáng tại các hội nghị phản biện xã hội không được thể hiện đầy đủ trong văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền; (iii) số lượng hoạt động phản biện xã hội còn hạn chế, việc tổ chức hội nghị phản biện còn ít, chủ yếu dừng lại ở việc góp ý bằng văn bản khi có yêu cầu, chưa có nhiều hội nghị phản biện thực chất; (iv) khó khăn về nội dung và phương pháp nhiều địa phương còn lúng túng trong thực hiện phản biện xã hội, thiếu phương pháp phản biện hiệu quả, dẫn đến chất lượng phản biện chưa đạt yêu cầu; (v) nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của phản biện xã hội tại một số cấp ủy, chính quyền chưa thực sự coi trọng phản biện xã hội, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho MTTQ tham gia góp ý chính sách và (vi) thiếu cơ chế tiếp nhận và phản hồi ý kiến phản biện xã hội khi còn một số kiến nghị, đề xuất phản biện chưa được các cơ quan nhà nước xem xét, phản hồi một cách đầy đủ và thỏa đáng.
Hộp 1: Hình thức phản biện chủ yếu là gửi văn bản dự thảo đến các chủ thể phản biện mà nòng cốt là thành viên các hội đồng tư vấn của Ủy ban MTTQ để lấy ý kiến đóng góp, tổng hợp thành văn bản gửi đến cơ quan đề nghị phản biện. Các hội nghị phản biện rất ít khi có đại diện lãnh đạo của cơ quan soạn thảo văn bản và càng ít có hội nghị đối thoại của cơ quan soạn thảo với thành viên của hội đồng phản biện.(Nguồn: Vũ Hoàng Công (2023), Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, truy cập tại https://tapchimattran.vn/dan-nguyen/phan-bien-xa-hoi-cua-mat-tran-to-quoc-va-cac-to-chuc-chinh-tri-xa-hoi-53376.html)Hộp 2: Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được vẫn còn những khó khăn tồn tại, hạn chế cần nhất định như việc lựa chọn nội dung phản biện xã hội ở một số nơi còn dàn trải, mới chỉ tập trung triển khai thực hiện các chương trình đã ký kết, chưa mạnh dạn tổ chức phản biện những vụ việc nổi cộm, gây bức xúc trong Nhân dân; một số địa phương, nhất là cơ sở còn lúng túng trong việc lựa chọn nội dung chủ yếu mang tính chất góp ý văn bản mà chưa tổ chức được hội nghị. Có nơi nội dung phản biện xã hội còn chưa hướng vào những vấn đề mà Nhân dân đang quan tâm, bức xúc; việc theo dõi kết quả thực hiện các kiến nghị tại các đợt tổ chức phản biện xã hội có thời điểm chưa được quan tâm đúng mức.(Nguồn: Bùi Tá Nhựt (2024)Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp, truy cập tại https://dangcongsan.org.vn/tinhuybariavungtau/lists/tinhoatdong/view_detail.aspx?itemid=808)4. Góp ý hoàn thiện Điều 6 Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi)về phản biện xã hội, tham vấn, góp ý đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Theo Dự thảo ngày 28 tháng 01 năm 2025 quy định như sau:
Điều 6. Phản biện xã hội, tham vấn, góp ý đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật này, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các luật khác có liên quan.
Phản biện xã hội được thực hiện trong thời gian cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến về chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ được cơ quan chủ trì soạn thảo tham vấn chính sách thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và được tạo điều kiện tham gia góp ý kiến về chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tham gia góp ý đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp.
4. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ và công khai việc tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện xã hội, tham vấn chính sách, góp ý chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”.
Theo quan điểm của tác giả, MTTQVN với vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, chủ trì thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật này, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các luật khác có liên quan, bảo đảm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Việc thực hiện phản biện xã hội được thực hiện phải bảo đảm tính khoa học, khách quan, toàn diện, bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo yêu cầu mới của cơ quan quản lý nhà nước là “bám sát các quan điểm, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, trong đó chỉ quy định những nội dung mang tính khung, nguyên tắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội và giao Chính phủ quy định các nội dung chi tiết,…”[1]. Vì vậy, Dự thảo Luật cần bổ sung và làm rõ một số nội dung, nhằm tăng cường sự hiểu biết và thống nhất trong việc áp dụng các quy định chi tiết tại các văn bản hướng dẫn thi hành[2]
Một là, chưa làm rõ phạm vi phản biện xã hội hội đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay, Dự thảo Điều 6 mới chỉ quy định MTTQVN thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, dự thảo VBQPPL, nhưng chưa làm rõ phạm vi nội dung phản biện xã hội đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cụ thể của hoạt động này. Điều này có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau khi áp dụng trong thực tiễn. Và hiện nay chưa có VBQPPL quy định một cách trực tiếp và toàn diện vấn đề phản biện xã hội[3]
Hai là, Dự thảo Luật hiện chưa quy định cụ thể về các hình thức mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thể sử dụng để thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật[4]. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động phản biện xã hội được triển khai thông qua nhiều kênh theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Do đó, việc bổ sung quy định mang tính nguyên tắc trong Dự thảo Luật chuyên ngành về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật sẽ giúp xác lập cơ chế pháp lý rõ ràng, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hình thức phản biện xã hội.
Ba là, bổ sung 01 khoản tại Điều 6 quy định về nguyên tắc thực hiện phản biện xã hội, tham vấn, góp ý đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như nguyên tắc độc lập, khách quan, toàn diện, ….
Bốn là, Dự thảo quy định thời điểm thực hiện“phản biện xã hội được thực hiện trong thời gian cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến về chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”, nhưng cụm từ này chưa bao quát, mang tính chung chung. Nếu bổ sung quy định cho phép MTTQ tham gia phản biện ngay từ khi đề xuất chính sách, điều này sẽ giúp chính sách có cơ sở thực tiễn vững chắc hơn, dễ nhận thức hơn. Tránh tình trạng hiện nay, nhiều chính sách đã được phê duyệt chủ trương từ rất sớm, nhưng phản biện xã hội chỉ diễn ra khi đã có dự thảo văn bản, dẫn đến việc phản biện chủ yếu mang tính điều chỉnh thay vì tham gia ngay từ đầu[5]
Năm là, Dự thảo tại khoản 4 Điều 6 quy định “cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ và công khai việc tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện xã hội, tham vấn chính sách, góp ý chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”. Quy định như vậy, chưa thể hiện tính luật hoá cao về tính ràng buộc của phản biện xã hội[6]Do đó, cần quy định rõ hơn, trách nhiệm cao hơn trong việc tiếp thu ý kiến phản biện, nghĩa vụ cao hơn về giải trình của cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ chế tăng cường mạnh mẽ giám sát việc thực hiện phản biện xã hội.
5. Kết luậnViệc bổ sung các quy định này sẽ giúp phản biện xã hội của MTTQ không chỉ mang tính hình thức, mà thực sự trở thành một công cụ hiệu quả trong việc xây dựng chính sách, bảo đảm tiếng nói của Nhân dân được lắng nghe một cách đầy đủ và thực chất. Bởi lẽ, phản biện xã hội là một cơ chế quan trọng nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch và hiệu quả trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật. Tuy nhiên, quy định tại Điều 6 Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) hiện nay vẫn còn một số điểm cần làm rõ để nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực tế. Dự thảo Luật cần làm rõ hơn phạm vi phản biện, các hình thức thực hiện, nguyên tắc phản biện, thời điểm áp dụng và trách nhiệm tiếp thu ý kiến. Việc bổ sung các quy định này sẽ giúp phản biện xã hội thực sự hiệu quả, bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân, đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.TS. Trần Văn DuyPhó Chánh Văn phòng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư phápTài liệu tham khảoBộ Chính trị khóa XI (2013), “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” tại Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013, Hà Nội.Bộ Tư pháp (2024), Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), truy cập tại https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-lanh-dao bo.aspx?ItemID=6755, truy cập lúc 20h ngày 02/02/2025Bùi Tá Nhựt (2024), Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp, truy cập tại https://dangcongsan.org.vn/tinhuybariavungtau/lists/tinhoatdong/view_detail.aspx?itemid=808), truy cập lúc 18h ngày 01/02/2025Chính phủ (2025), Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Hà Nội.Nguyễn Thị Hạnh (2024), Soạn thảo “luật khung”, “luật chi tiết” trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, truy cập tại https://baophapluat.vn/soan-thao-luat-khung-luat-chi-tiet-trong-boi-canh-viet-nam-hien-nay-post531044.html, truy cập lúc 19h ngày 01/02/2025Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2023, Hà Nội.Quốc hội (2015), Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội.Trung tâm Thông tin (2025), Xây dựng Luật Ban hành văn bản QPPL đáp ứng yêu cầu đổi mới tư duy trong kỷ nguyên mới, truy cập tại https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo.aspx?ItemID=6749, truy cập lúc 17h ngày 29/01/2025Vũ Hoàng Công (2023), Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, truy cập tại https://tapchimattran.vn/dan-nguyen/phan-bien-xa-hoi-cua-mat-tran-to-quoc-va-cac-to-chuc-chinh-tri-xa-hoi-53376.html), truy cập lúc 18h ngày 01/02/2025[1] Trung tâm Thông tin (2025), Xây dựng Luật Ban hành văn bản QPPL đáp ứng yêu cầu đổi mới tư duy trong kỷ nguyên mới, truy cập tại https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo.aspx?ItemID=6749, truy cập lúc 17h ngày 29/01/2025[2] Xem thêm quan điểm về xây dựng luật tại bài viết: Nguyễn Thị Hạnh (2024), Soạn thảo “luật khung”, “luật chi tiết” trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, truy cập tại https://baophapluat.vn/soan-thao-luat-khung-luat-chi-tiet-trong-boi-canh-viet-nam-hien-nay-post531044.html, truy cập lúc 19h ngày 01/02/2025[3] Yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội đang trở nên bức thiết, cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các dự án Luật về hoạt động phản biên xã hội.[4] Mặc dù tại Điều 32 đến Điều 36 Luật Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay có quy định về tính chất, mục đích và nguyên tắc phản biện xã hội; đối tượng, nội dung, phạm vi phản biện xã hội; hình thức phản biện xã hội; quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động phản biện xã hội và quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản được phản biện.[5] Mặc dù trong Dự thảo có quy định Điều 30 về lấy ý kiến, phản biện xã hội, tham vấn chính sách; Điều 33 về soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết.[6] Một trong những hạn chế lớn nhất của quy định hiện nay là chưa làm rõ trách nhiệm của cơ quan được phản biện trong việc tiếp thu ý kiến phản biện xã hội. Nếu không có cơ chế ràng buộc, phản biện xã hội có thể chỉ mang tính hình thức mà không có tác động thực sự.
Vai trò chủ trì phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc trong Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi)
03/02/2025
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật MTTQVN, giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động góp ý, phản biện xã hội đối với các dự thảo chính sách có liên quan đến quyền lợi của nhân dân. Quá trình này không chỉ đóng góp vào việc hoàn thiện hệ thống pháp lý mà còn giúp MTTQVN đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc truyền thông các chính sách, đặc biệt là các chính sách ảnh hưởng rộng rãi đến xã hội.
Nghị quyết số 27-NQ/TW, các chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, cùng chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật. Mục tiêu là hoàn thiện thể chế, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh mới. Một trong những nhiệm vụ cần triển khai ngay là sửa đổi Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật (VBQPPL). Ngày 03/01/2024, Bộ Chính trị đã cho ý kiến về Đề án đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Kết luận này đã làm cơ sở chính trị quan trọng cho việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi .
Trước bối cảnh đó, Bộ Tư pháp đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi). Trong quá trình này, tác giả bài viết này đưa ra ý kiến đóng góp đối với Điều 6 của dự thảo Luật , liên quan đến việc phản biện xã hội, tham vấn, và góp ý đối với các chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của MTTQVN. Đây là một nội dung có ý nghĩa quan trọng, góp phần làm rõ vai trò của MTTQVN trong việc bảo vệ quyền lợi của nhân dân và nâng cao chất lượng quá trình lập pháp.
1. Thẩm quyền chủ trì phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam theo quy định hiện nay
Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án
"Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng VBQPPL giai đoạn 2022 - 2027". Đề án này quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan soạn thảo VBQPPL trong việc chủ động tổ chức truyền thông dự thảo chính sách nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội. Trên cơ sở đó, MTTQ Việt Nam có vai trò tham gia tích cực vào quy trình này thông qua việc đề xuất ý kiến, phản biện và theo dõi quá trình tiếp thu, sửa đổi chính sách trước khi ban hành. Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định tại khoản 1, Điều 6 rằng MTTQ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng các tổ chức thành viên khác có quyền tham gia góp ý kiến đối với các dự thảo VBQPPL. Bên cạnh đó, Điều 21 Luật MTTQ Việt Nam năm 2015 cũng khẳng định trách nhiệm của MTTQ Việt Nam trong việc đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật, pháp lệnh và các VBQPPL khác, đồng thời kiến nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định trái pháp luật. MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên đóng vai trò cầu nối giữa nhân dân với các cơ quan lập pháp, giúp phản ánh kịp thời các ý kiến của người dân về các chính sách có tác động lớn đến đời sống xã hội. Cụ thể, việc lấy ý kiến đóng góp có thể thực hiện thông qua các hội nghị, tọa đàm chuyên đề hoặc tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân.
2. Hình thức tham gia xây dựng pháp luật của MTTQ Việt Nam hiện nay
MTTQ Việt Nam tham gia vào quá trình xây dựng chính sách và pháp luật theo nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như: (i)
tham gia ban soạn thảo, tổ biên tập: Đây là hình thức trực tiếp nhất, giúp MTTQ Việt Nam có thể đóng góp ý kiến ngay từ giai đoạn đầu của quá trình soạn thảo chính sách;
(ii) góp ý kiến bằng văn bản: MTTQ Việt Nam có thể gửi ý kiến đóng góp chính thức đến cơ quan soạn thảo để đề xuất chỉnh sửa, bổ sung nội dung dự thảo chính sách; (
iii) tổ chức hội nghị, tọa đàm: Các hội nghị do MTTQ Việt Nam chủ trì giúp huy động sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện nhân dân để phản biện, góp ý về nội dung dự thảo VBQPPL….Như vậy,
MTTQ Việt Nam tiến hành phản biện các dự thảo chính sách quan trọng nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và phù hợp với thực tiễn xã hội và
giám sát quá trình thực hiện chính sách sau khi VBQPPL được ban hành, MTTQ Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, đánh giá hiệu quả thực thi chính sách, đồng thời kiến nghị sửa đổi nếu phát hiện bất cập.
Vì vậy, theo Điều 9 Hiến pháp năm 2013, MTTQ Việt Nam có trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội đối với các chính sách và hoạt động của cơ quan nhà nước. Quyền này được cụ thể hóa trong Luật MTTQ Việt Nam, trong đó quy định MTTQ Việt Nam có thể tham gia phản biện xã hội đối với các dự thảo VBQPPL, từ đó góp phần bảo đảm tính công khai, minh bạch và khách quan của chính sách. Trong những năm qua, MTTQ Việt Nam đã tích cực thực hiện phản biện xã hội đối với nhiều dự án luật quan trọng, chẳng hạn như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Bảo vệ môi trường, Luật Giáo dục... Thông qua các hội thảo, tọa đàm và các kênh tham vấn ý kiến nhân dân, MTTQ Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến nghị có giá trị nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật. Một trong những điểm mạnh của MTTQ Việt Nam trong phản biện xã hội là khả năng tập hợp ý kiến từ nhiều tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội đối với các chính sách lớn. Nhờ đó, các cơ quan lập pháp có thêm cơ sở để điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
3. Thực trạng thực hiện vai trò chủ trì phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc theo Luật Ban hành VBQPPL hiện hành
Hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) được thực hiện thông qua các hình thức chính như: (1) tổ chức hội nghị phản biện chính sách, (2) gửi dự thảo văn bản phản biện đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến, và (3) tổ chức đối thoại trực tiếp giữa MTTQ với cơ quan, tổ chức có văn bản được phản biện.
Đây là các cơ chế pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa chủ thể phản biện và cơ quan được phản biện. Ngoài ra, nhân dân cũng có thể đóng góp ý kiến thông qua việc gửi thư, phản ánh đến các cấp có thẩm quyền hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh các hình thức trên, MTTQ và các tổ chức thành viên còn thực hiện PBXH thông qua các hội thảo, tọa đàm để thu thập ý kiến chuyên gia, nhà khoa học và thành viên của tổ chức về các vấn đề liên quan. Các tổ chức xã hội chủ động tìm hiểu, phát hiện những chính sách, chương trình, dự án có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội để đưa ra ý kiến tư vấn, phản biện với cơ quan có thẩm quyền. Một số tổ chức đăng tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) trên website để tập hợp ý kiến phản biện, tham gia tranh luận trên các diễn đàn, hội nghị hoặc thông qua các phương tiện truyền thông. Đặc biệt, sự phát triển của mạng xã hội tạo ra diễn đàn mở, giúp cá nhân thảo luận, chia sẻ quan điểm về các vấn đề quan tâm.
Trong thời gian qua, MTTQ và các tổ chức thành viên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: (i) đã tăng cường sự tham gia của nhân dân vào quá trình hoạch định chính sách, MTTQ Việt Nam đã góp phần tạo cơ chế để nhân dân có tiếng nói trong quá trình xây dựng chính sách, đảm bảo tính minh bạch, dân chủ; (ii) nâng cao chất lượng dự thảo chính sách thông qua các hội nghị phản biện, MTTQ đã đưa ra nhiều ý kiến xác đáng, giúp cơ quan soạn thảo điều chỉnh nội dung chính sách theo hướng phù hợp hơn với thực tiễn và lợi ích của người dân; (iii) thúc đẩy trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, các cơ quan nhà nước ngày càng có ý thức hơn trong việc tiếp thu ý kiến phản biện, giúp nâng cao hiệu quả quản trị công và phát huy vai trò giám sát, phản biện của tổ chức xã hội, MTTQ và các tổ chức thành viên ngày càng chủ động hơn trong việc phát hiện, đề xuất sửa đổi các chính sách có tác động lớn đến đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, do chưa có quy định pháp lý cụ thể, hiệu lực và hiệu quả của các hình thức này còn hạn chế và thách thức: (i) tính hình thức, chưa thực chất ở một số địa phương, phản biện xã hội còn một nơi thực hiện còn mang tính phong trào;
(ii) chất lượng phản biện xã hội chưa cao, còn một số ý kiến phản biện còn chung chung, thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn, chưa đủ sức thuyết phục. Nhiều ý kiến xác đáng tại các hội nghị
phản biện xã hội không được thể hiện đầy đủ trong văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền;
(iii) số lượng hoạt động phản biện xã hội còn hạn chế, việc tổ chức hội nghị phản biện còn ít, chủ yếu dừng lại ở việc góp ý bằng văn bản khi có yêu cầu, chưa có nhiều hội nghị phản biện thực chất;
(iv) khó khăn về nội dung và phương pháp nhiều địa phương còn lúng túng trong thực hiện phản biện xã hội, thiếu phương pháp phản biện hiệu quả, dẫn đến chất lượng phản biện chưa đạt yêu cầu;
(v) nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của phản biện xã hội tại một số cấp ủy, chính quyền chưa thực sự coi trọng phản biện xã hội, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho MTTQ tham gia góp ý chính sách và (vi) thiếu cơ chế tiếp nhận và phản hồi ý kiến phản biện xã hội khi còn một số kiến nghị, đề xuất phản biện chưa được các cơ quan nhà nước xem xét, phản hồi một cách đầy đủ và thỏa đáng.
Hộp 1: Hình thức phản biện chủ yếu là gửi văn bản dự thảo đến các chủ thể phản biện mà nòng cốt là thành viên các hội đồng tư vấn của Ủy ban MTTQ để lấy ý kiến đóng góp, tổng hợp thành văn bản gửi đến cơ quan đề nghị phản biện. Các hội nghị phản biện rất ít khi có đại diện lãnh đạo của cơ quan soạn thảo văn bản và càng ít có hội nghị đối thoại của cơ quan soạn thảo với thành viên của hội đồng phản biện.
(Nguồn: Vũ Hoàng Công (2023), Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, truy cập tại https://tapchimattran.vn/dan-nguyen/phan-bien-xa-hoi-cua-mat-tran-to-quoc-va-cac-to-chuc-chinh-tri-xa-hoi-53376.html) |
Hộp 2: Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được vẫn còn những khó khăn tồn tại, hạn chế cần nhất định như việc lựa chọn nội dung phản biện xã hội ở một số nơi còn dàn trải, mới chỉ tập trung triển khai thực hiện các chương trình đã ký kết, chưa mạnh dạn tổ chức phản biện những vụ việc nổi cộm, gây bức xúc trong Nhân dân; một số địa phương, nhất là cơ sở còn lúng túng trong việc lựa chọn nội dung chủ yếu mang tính chất góp ý văn bản mà chưa tổ chức được hội nghị. Có nơi nội dung phản biện xã hội còn chưa hướng vào những vấn đề mà Nhân dân đang quan tâm, bức xúc; việc theo dõi kết quả thực hiện các kiến nghị tại các đợt tổ chức phản biện xã hội có thời điểm chưa được quan tâm đúng mức.
(Nguồn: Bùi Tá Nhựt (2024), Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp, truy cập tại https://dangcongsan.org.vn/tinhuybariavungtau/lists/tinhoatdong/view_detail.aspx?itemid=808) |
4. Góp ý hoàn thiện Điều 6 Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) về phản biện xã hội, tham vấn, góp ý đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Theo Dự thảo ngày 28 tháng 01 năm 2025 quy định như sau:
“Điều 6. Phản biện xã hội, tham vấn, góp ý đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật này, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các luật khác có liên quan.
Phản biện xã hội được thực hiện trong thời gian cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến về chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ được cơ quan chủ trì soạn thảo tham vấn chính sách thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và được tạo điều kiện tham gia góp ý kiến về chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tham gia góp ý đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp.
4. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ và công khai việc tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện xã hội, tham vấn chính sách, góp ý chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”.
Theo quan điểm của tác giả, MTTQVN với vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, chủ trì thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật này, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các luật khác có liên quan, bảo đảm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Việc thực hiện phản biện xã hội được thực hiện
phải bảo đảm tính khoa học, khách quan, toàn diện, bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo yêu cầu mới của cơ quan quản lý nhà nước là “bám sát các quan điểm, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, trong đó chỉ quy định những nội dung mang tính khung, nguyên tắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội và giao Chính phủ quy định các nội dung chi tiết,…”[1]. Vì vậy, Dự thảo Luật cần bổ sung và làm rõ một số nội dung, nhằm tăng cường sự hiểu biết và thống nhất trong việc áp dụng các quy định chi tiết tại các văn bản hướng dẫn thi hành[2]:
Một là, chưa làm rõ phạm vi phản biện xã hội hội đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay, Dự thảo Điều 6 mới chỉ quy định MTTQVN thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, dự thảo VBQPPL,
nhưng chưa làm rõ phạm vi nội dung phản biện xã hội đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cụ thể của hoạt động này. Điều này
có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau khi áp dụng trong thực tiễn. Và hiện nay chưa có VBQPPL quy định một cách trực tiếp và toàn diện vấn đề phản biện xã hội
[3].
Hai là, Dự thảo Luật hiện chưa quy định cụ thể về các hình thức mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thể sử dụng để thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
[4]. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động phản biện xã hội được triển khai thông qua nhiều kênh theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Do đó, việc bổ sung quy định mang tính nguyên tắc trong Dự thảo Luật chuyên ngành về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật sẽ giúp xác lập cơ chế pháp lý rõ ràng, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hình thức phản biện xã hội.
Ba là, bổ sung 01 khoản tại Điều 6 quy định về nguyên tắc thực hiện phản biện xã hội, tham vấn, góp ý đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như nguyên tắc độc lập, khách quan, toàn diện, ….
Bốn là, Dự thảo
quy định thời điểm thực hiện “phản biện xã hội được thực hiện trong thời gian cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến về chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”, nhưng cụm từ này
chưa bao quát, mang tính chung chung. Nếu bổ sung quy định cho phép MTTQ tham gia phản biện ngay từ khi đề xuất chính sách, điều này sẽ giúp chính sách có cơ sở thực tiễn vững chắc hơn, dễ nhận thức hơn. Tránh tình trạng hiện nay, nhiều chính sách đã được phê duyệt chủ trương từ rất sớm, nhưng phản biện xã hội chỉ diễn ra khi đã có dự thảo văn bản, dẫn đến việc phản biện chủ yếu mang tính điều chỉnh thay vì tham gia ngay từ đầu
[5].
Năm là, Dự thảo tại khoản 4 Điều 6 quy định
“cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ và công khai việc tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện xã hội, tham vấn chính sách, góp ý chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”. Quy định như vậy, chưa thể hiện tính luật hoá cao về tính ràng buộc của phản biện xã hội
[6]. Do đó, cần quy định rõ hơn, trách nhiệm cao hơn trong việc tiếp thu ý kiến phản biện, nghĩa vụ cao hơn về giải trình của cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ chế tăng cường mạnh mẽ giám sát việc thực hiện phản biện xã hội.
5. Kết luận
Việc bổ sung các quy định này sẽ giúp phản biện xã hội của MTTQ không chỉ mang tính hình thức, mà thực sự trở thành một công cụ hiệu quả trong việc xây dựng chính sách, bảo đảm tiếng nói của Nhân dân được lắng nghe một cách đầy đủ và thực chất. Bởi lẽ, phản biện xã hội là một cơ chế quan trọng nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch và hiệu quả trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật. Tuy nhiên, quy định tại Điều 6 Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) hiện nay vẫn còn một số điểm cần làm rõ để nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực tế. Dự thảo Luật cần làm rõ hơn phạm vi phản biện, các hình thức thực hiện, nguyên tắc phản biện, thời điểm áp dụng và trách nhiệm tiếp thu ý kiến. Việc bổ sung các quy định này sẽ giúp phản biện xã hội thực sự hiệu quả, bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân, đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.
TS. Trần Văn Duy
Phó Chánh Văn phòng - Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp
Tài liệu tham khảo
- Bộ Chính trị khóa XI (2013), “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” tại Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013, Hà Nội.
- Bộ Tư pháp (2024), Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), truy cập tại https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-lanh-dao bo.aspx?ItemID=6755, truy cập lúc 20h ngày 02/02/2025
- Bùi Tá Nhựt (2024), Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp, truy cập tại https://dangcongsan.org.vn/tinhuybariavungtau/lists/tinhoatdong/view_detail.aspx?itemid=808), truy cập lúc 18h ngày 01/02/2025
- Chính phủ (2025), Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Hà Nội.
- Nguyễn Thị Hạnh (2024), Soạn thảo “luật khung”, “luật chi tiết” trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, truy cập tại https://baophapluat.vn/soan-thao-luat-khung-luat-chi-tiet-trong-boi-canh-viet-nam-hien-nay-post531044.html, truy cập lúc 19h ngày 01/02/2025
- Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2023, Hà Nội.
- Quốc hội (2015), Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội.
- Trung tâm Thông tin (2025), Xây dựng Luật Ban hành văn bản QPPL đáp ứng yêu cầu đổi mới tư duy trong kỷ nguyên mới, truy cập tại https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo.aspx?ItemID=6749, truy cập lúc 17h ngày 29/01/2025
- Vũ Hoàng Công (2023), Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, truy cập tại https://tapchimattran.vn/dan-nguyen/phan-bien-xa-hoi-cua-mat-tran-to-quoc-va-cac-to-chuc-chinh-tri-xa-hoi-53376.html), truy cập lúc 18h ngày 01/02/2025
[1] Trung tâm Thông tin (2025
), Xây dựng Luật Ban hành văn bản QPPL đáp ứng yêu cầu đổi mới tư duy trong kỷ nguyên mới, truy cập tại https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo.aspx?ItemID=6749, truy cập lúc 17h ngày 29/01/2025
[2] Xem thêm quan điểm về xây dựng luật tại bài viết: Nguyễn Thị Hạnh (2024),
Soạn thảo “luật khung”, “luật chi tiết” trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, truy cập tại https://baophapluat.vn/soan-thao-luat-khung-luat-chi-tiet-trong-boi-canh-viet-nam-hien-nay-post531044.html, truy cập lúc 19h ngày 01/02/2025
[3] Yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội đang trở nên bức thiết, cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các dự án Luật về hoạt động phản biên xã hội.
[4] Mặc dù tại Điều 32 đến Điều 36 Luật Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay có quy định về tính chất, mục đích và nguyên tắc phản biện xã hội; đối tượng, nội dung, phạm vi phản biện xã hội; hình thức phản biện xã hội; quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động phản biện xã hội và quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản được phản biện.
[5] Mặc dù trong Dự thảo có quy định Điều 30 về lấy ý kiến, phản biện xã hội, tham vấn chính sách; Điều 33 về soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết.
[6] Một trong những hạn chế lớn nhất của quy định hiện nay là chưa làm rõ trách nhiệm của cơ quan được phản biện trong việc tiếp thu ý kiến phản biện xã hội. Nếu không có cơ chế ràng buộc, phản biện xã hội có thể chỉ mang tính hình thức mà không có tác động thực sự.