Một số bất cập kê của quy định về khai giá trong lĩnh vực vận tải đường bộ

19/11/2015
 

Luật Giá được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Để triển khai thi hành Luật này, ngày 14/11/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 177/2013/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 (viết tắt Nghị định 177/2013/NĐ-CP), theo khoản 2 Điều 26 của Nghị định này: “ Bãi bỏ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.” Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014, ng dn thc hin Ngh đnh s 177/2013/-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 ca Chính phquy đnh chi tiết và hưng dn thi hành mt s điu ca Lut G (viết tắt Thông tư 56/2014/TT-BTC), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 6 năm 2014. Theo Điều 18 của Thông tư này: “Bãi bỏ Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và bãi bỏ Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính”. Riêng trên lĩnh vực kinh doanh vận tải đường bộ, liên Bộ Tài chính – Giao thông vận tải  ban hành Thông tư liên tịch 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15/10/2014, ng dn thc hin giá cưc vn tải bng xe ô tô và giá dch v h tr vn tải đưng bộ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2014 và thay thế Thông tư liên tịch số 129/2010/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải đường bộ và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Như vậy có thể nói với hành lang pháp lý vừa nêu, các cơ quan chức năng gần như có đủ công cụ hữu hiệu để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá nói chung, thực hiện giá cưc vn tải bng xe ô tô và giá dch v h tr vn tải đưng bnói riêng.

Tuy nhiên, một thực tế đang tồn tại gây nhiều bức xúc trong xã hội hiện nay, đó là sự vận hành của thị trường về giá cả đã bộc lộ rõ nét tình trạng bất cập giá xăng dầu và cước vận tải, dễ thấy nhất là giá xăng, dầu ngày có xu hướng giảm mạnh, nhưng giá cước mà các đơn vị kinh doanh vận tải trước đó đã kê khai không giảm. Đây là một nghịch lý đang tồn tại. Chi phí đầu vào của các đơn vị kinh doanh vận tải giảm nhưng giá cước không giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng. Ngày 03/9/2015, Bộ Công thương tiếp tục điều chỉnh giảm giá xăng RON 92 và E5 1.198 đồng/lít xuống mức 17.338 đồng/lít; xăng E5 giảm giá xuống còn 16.843 đồng/lít; dầu diesel 0.05S giảm 111 đồng/lít xuống còn 13.310 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S  giảm 785 đồng/kg xuống còn 9.351 đồng/kg. Như vậy, so với thời điểm trước ngày 04/7/2015 giá xăng đã giảm 16,3%, dầu diesel giảm 17.23%. Gần đây nhất, ngày 03/11/201 Liên Bộ Công thương – Tài chính cho phép giá xăng A92 giảm 771 đồng/lít, hạ giá bán lẻ (vùng 1) từ 18.000 đồng/lít xuống mức 17.230 đồng./lít. Giá dầu diezen giảm 430 đồng/lít, từ mức 13.940 đồng/lít xuống còn 13.510 đồng/lít. Giá dầu hoả giảm tới 480 đồng/lít, đưa giá bán lẻ từ mức 13.000 đồng/lít nay chỉ còn 12.520 đồng/lít.Trước đó vào hôm 19/10, giá xăng được điều chỉnh giảm 136 đồng/lít, từ 18.139 đồng/lít còn 18.003 đồng/lít. Như vậy riêng mặt hàng xăng RON 92, từ đầu năm đến nay đã có 6 lần tăng giá với mức tăng 5.840 đồng/lít. Trong khi đó, tính cả lần hạ giá hôm nay, 3-11, giá xăng đã giảm 9 lần với tổng mức giảm 6.492 đồng/lít, với tổng mức giảm 652 đồng/lít. Theo đó, giá cước vận tải phải giảm ít nhất từ 4,2% - 7,82% tùy vào đơn vị chạy xe bằng xăng hay dầu và tỷ lệ sử dụng xăng dầu trên mỗi phương tiện vận tải. Đáng tiếc là cho đến nay giá cước vận tải vẫn hầu như không đổi. Lý giải cho sự chậm trễ giảm giá cước, các doanh nghiệp vận tải các tuyến cố định thường đưa ra nhiều nguyên nhân như khi giá xăng dầu tăng, cước không tăng ngay mà phải có độ “trễ” nhất định trong thời gian làm thủ tục kê khai giá, mà thủ tục rất rườm rà mất nhiều thời gian, có lúc khi giá kê khai mới được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền duyệt thì trở nên lạc hậu do xăng, dầu đã tăng lại hoặc giá giảm sâu thêm; với các hãng taxi thì cước cũng chưa thể giảm do việc cài lại đồng hồ phức tạp, tốn kém; có doanh nghiệp cho rằng thay vì giảm giá, họ sẽ nâng chất lượng dịch vụ; Doanh nghiệp khác lại lý giải, phương tiện của họ mới đưa vào khai thác nên khấu hao lớn và tốn ít nhiên liệu hơn phương tiện cũ;…Đã vậy, người tiêu dùng còn bị thiệt kép khi giá cả những mặt hàng liên quan khác cũng “vin” vào đó để không giảm giá. Theo các chuyên gia, cách giải thích trên của các đơn vị kinh doanh vận tải để không giảm giá cước vận tải là ngụy biện, thiếu trách nhiệm với người tiêu dùng. Bởi trên thực tế rất ít trường hợp xăng dầu tăng giá nhưng giá cước không tăng và câu hỏi ngược lại, tại sao khi giá cước điều chỉnh tăng, việc cài đặt lại đồng hồ của các hãng taxi được triển khai ngay mà không ngại phức tạp, tốn kém?  Nếu so sánh mức giá cước vận tải hiện tại với các nước trong khu vực thì Việt Nam đang được xếp vào nước có mức cước vận tải cao nhất khu vực Đông Nam Á. Với giá cước taxi tại TPHCM và Hà Nội, trung bình dao động từ 11.000 đồng đến 13.900 đồng/km. Trong khi đó, giá cước taxi trung bình ở Bangkok, Thái Lan hiện chỉ có 3.800 đồng/km (tương đương 6 bath); Manila, Philippines là 5.700 đồng/km (tương đương 11,93 peso); Jakarta, Indonesia 6.300 đồng/km (tương đương 4.000 rupiah) và thậm chí ở Singapore - một trong những nước có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới cũng chỉ có 8.700đồng/km (tương đương 0,55S$)…Rõ ràng việc quy định quản lý giá cước vận tải đường bộ hiện nay đang tồn tại bất cập.

Thứ nhất: Tại khoản 9 và khoản 11 Điều 4 Luật Giá, có quy định: “Kê khai giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gửi thông báo mức giá hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi định giá, điều chỉnh giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá.”; “Yếu tố hình thành giá là giá thành toàn bộ thực tế hợp lý tương ứng với chất lượng hàng hóa, dịch vụ; lợi nhuận (nếu có); các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; giá trị vô hình của thương hiệu.” Theo quy định tại khoản 5 Điều 11 của Luật Giá, quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:“Điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá.”Tại điểm l khoản 1 Điều 15 Nghị định 177/2013/NĐ-CP, có quy định: Cước vận tải hành khách tuyến cố định bằng đường bộ; cước vận tải hành khách bằng taxi; là hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá. Tại Điều 3 Thông tư liên tịch 152/2014/TTLT quy định việc kê khai giá cước vận tải bằng xe ô tô, như sau:

1. Kê khai giá cước vận tải bằng xe ô tô (bao gồm kê khai lần đầu và kê khai lại) là việc đơn vị kinh doanh vận tải lập văn bản kê khai giá và gửi thông báo mức giá cước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này khi định giá, điều chỉnh giá.

2. Danh mục dịch vụ thực hiện kê khai giá cước vận tải

a) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định;

b) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;

c) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;

d) Ngoài danh mục dịch vụ kê khai giá cước quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, trong trường hợp cần thiết, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) bổ sung dịch vụ kinh doanh vận tải (kinh doanh vận tải bằng hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô) thực hiện kê khai giá tại địa phương.

3. Đối tượng thực hiện kê khai giá

a) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo danh sách các đơn vị thực hiện kê khai giá trên địa bàn địa phương.

b) Định kỳ vào ngày 01 tháng 7 hàng năm hoặc theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, điều chỉnh danh sách các đơn vị thực hiện kê khai giá. Danh sách được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tài chính và Sở Giao thông vận tải.

c) Đơn vị thuộc diện kê khai giá gửi văn bản kê khai giá đến cơ quan chủ trì tiếp nhận văn bản kê khai giá quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Cơ quan tiếp nhận văn bản kê khai giá

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công cho một trong các cơ quan: Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan chủ trì tiếp nhận văn bản kê khai giá của các đơn vị trên địa bàn tỉnh, đơn vị có trụ sở hoặc chi nhánh hạch toán độc lập trên địa bàn tỉnh.

b) Trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải có trụ sở (hoặc trụ sở Chi nhánh) đặt tại hai đầu tuyến đã thực hiện kê khai giá tại một đầu tuyến (tỉnh) theo quy định thì không phải thực hiện kê khai giá nhưng phải gửi cho cơ quan chủ trì tiếp nhận văn bản kê khai giá đầu tuyến còn lại 01 bản phô tô văn bản đã hoàn thành thủ tục kê khai giá của địa phương nơi thực hiện kê khai giá có dấu công văn đến theo quy định.

5. Thời điểm kê khai giá

a) Đơn vị thực hiện kê khai giá với cơ quan có thẩm quyền ít nhất 05 (năm) ngày làm việc trước khi thực hiện theo giá kê khai.

b) Kê khai giá lần đầu được thực hiện khi đơn vị bắt đầu tham gia kinh doanh hoặc lần đầu thực hiện kê khai giá theo quy định tại Thông tư này.

c) Kê khai lại giá được thực hiện khi đơn vị điều chỉnh tăng, giảm vượt mức 3% so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó do các yếu tố hình thành giá thay đổi. Trường hợp tổng điều chỉnh tăng, giảm giá trong phạm vi 3% so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó, đơn vị không phải thực hiện kê khai lại, nhưng phải gửi thông báo bằng văn bản về mức giá điều chỉnh cho cơ quan tiếp nhận văn bản kê khai giá trước khi áp dụng giá mới.

Ví dụ: Ngày 01/6/2013, Doanh nghiệp A đã thực hiện kê khai giá với Sở Tài chính. Đến ngày 01/01/2014, doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá 2%, doanh nghiệp không phải thực hiện kê khai lại giá với Sở Tài chính, nhưng phải gửi thông báo bằng văn bản về mức giá điều chỉnh cho Sở Tài chính trước khi áp dụng giá mới. Đến ngày 01/6/2014, doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh tăng giá 2,5% so với lần điều chỉnh ngày 01/01/2014; tổng hai lần điều chỉnh là 4,55% (102%*(1+2,5%)) so với mức giá đã kê khai trước liền kề (ngày 1/6/2013), do vậy lần điều chỉnh này doanh nghiệp phải thực hiện kê khai lại giá với Sở Tài chính.

6. Nội dung kê khai giá

a) Vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định: kê khai giá cước trên các tuyến vận tải hành khách cố định của đơn vị (đồng/hành khách hoặc đồng/vé); giá cước vận chuyển hành lý theo xe khách vượt quá quy định (đồng/kg).

b) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định: kê khai giá cước (đồng/lượt hành khách), kê khai giá cước vé tháng áp dụng cho các đối tượng (đồng/vé/tháng) trên các tuyến vận tải xe buýt của đơn vị.

c) Vận tải hành khách bằng xe taxi: kê khai theo hình thức tính giá cước của đơn vị. Cụ thể: giá cước ki lô mét đầu (hoặc giá mở cửa), giá cước của từng cự ly hay ki lô mét tiếp theo; giá cước theo chuyến; giá cước thời gian chờ đợi.

d) Dịch vụ vận tải khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có), bao gồm:

- Vận tải hành khách theo hợp đồng và vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô kê khai theo hình thức tính giá cước của đơn vị. Cụ thể: giá cước theo ngày xe (đồng/ngày), theo giá cước ki lô mét lăn bánh (đồng/km), giá cước thời gian chờ đợi (nếu có) hoặc đơn vị tính cước khác phù hợp với loại hình vận tải.

- Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô kê khai theo hình thức tính giá cước của đơn vị. Cụ thể: kê khai giá cước bình quân (đồng/T.km), giá cước vận chuyển container (đồng/cont20’.km; đồng/cont40’.km; đồng/cont20’; đồng/cont40’), giá cước trên một số tuyến vận chuyển chủ yếu của đơn vị theo loại hàng và cự ly vận chuyển (đồng/tấn) hoặc đơn vị tính cước khác phù hợp với loại hình vận tải.

7. Cách thức thực hiện kê khai giá, quy trình tiếp nhận và rà soát văn bản kê khai giá

a) Cách thức thực hiện kê khai giá

Đơn vị thực hiện kê khai giá bằng việc lập văn bản kê khai giá và gửi cho cơ quan chủ trì tiếp nhận 02 văn bản kê khai giá (kèm 01 phong bì có dán tem, ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân, họ tên và số điện thoại của người trực tiếp có trách nhiệm của đơn vị) theo một trong các hình thức: gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường công văn hoặc gửi qua thư điện tử kèm chữ ký điện tử hoặc kèm bản scan văn bản kê khai giá có chữ ký và dấu đỏ theo địa chỉ đã được cơ quan tiếp nhận văn bản thông báo và gọi điện thoại thông báo cho cơ quan tiếp nhận văn bản, đồng thời gửi qua đường công văn văn bản kê khai giá đến cơ quan tiếp nhận.

b) Văn bản kê khai giá thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 (gồm Phụ lục số 1a và Phụ lục số 1b) của Thông tư này. Trường hợp đơn vị đã ban hành biểu giá cụ thể của đơn vị thì gửi kèm biểu giá nói trên cùng với văn bản kê khai giá. Trường hợp đơn vị có chính sách ưu đãi, giảm giá hay chiết khấu đối với các đối tượng khách hàng thì ghi rõ tên đối tượng khách hàng và mức ưu đãi, giảm giá hay chiết khấu trong văn bản kê khai giá.

c) Quy trình tiếp nhận, rà soát văn bản kê khai giá

Thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.”

Áp dụng quy định này vào thực tiễn đã bộ lộ bất cập sau: Tại điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư liên tịch 152/2014/TTLT:Trường hợp tổng điều chỉnh tăng, giảm giá trong phạm vi 3% so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó, đơn vị không phải thực hiện kê khai lại nhưng phải gửi thông báo bằng văn bản về mức giá điều chỉnh cho cơ quan tiếp nhận văn bản kê khai giá trước khi áp dụng giá mới”. Nhưng nếu tăng giá trên 3% thì phải kê khai lại giá. Quy định này tuy rất cụ thể, nhưng lại thiếu hẳn điều kiện, mà điều kiện này giữ vai trò quyết định buộc đơn vị kinh doanh vận tải khi nào phải giảm giá. Đó là, vì Thông tư liên tịch 152/2014/TTLTkhông có bất cứ mục nào quy định theo hướng khi chi phí đầu vào giảm thì đơn vị kinh doanh vận tải phải giảm giá cước; cũng không có mục nào quy định nhiên liệu tiêu hao chiếm bao nhiêu phần trăm trong yếu tố cấu thành giá, nên trong thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp vì muốn tăng doanh thu, không giảm giá cước nên kê khai chi phí nhiên liệu chiếm 20% - 21% thậm chí có doanh nghiệp chỉ kê khai nội dung chi phí này bằng 16,5% cơ cấu giá thành. Chính lỗ hỏng pháp lý này, thời gian qua tuy giá bán lẻ xăng dầu trong nước nhiều lần điều chỉnh giảm nhưng giá cước vận tải mà các đơn vị kinh doanh đã đăng ký lại không giảm! Giá cước vận tải cấu thành từ chi phí đầu vào, gồm: Khấu hao phương tiện, tiền lương người lao động, nhiên liệu, chi phí sửa chữa bảo dưỡng, bảo hiểm xe, chi phí cầu đường, thuê bến bãi…Trong khi đó, theo tính toán của nhiều chuyên gia kinh tế, xăng dầu chiếm tỷ lệ 30-35% chi phí đầu vào của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, vì vậy giá nhiên liệu tăng hay giảm tác động ngay tới doanh thu của doanh nghiệp và rộng hơn với cả nền kinh tế vì nguyên liệu không tự chạy đến nhà máy, sản phẩm không tự chạy ra các cửa hàng. Giá xăng dầu giảm thì chi phí đầu vào của sản xuất và dịch vụ cũng giảm, kéo theo giá hàng hóa giảm và khi hàng hóa giảm giá sẽ kích thích tiêu dùng, nếu xuất khẩu sẽ tăng khả năng cạnh tranh. Đây là lý do mà các cơ quan chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực này sớm nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung khiếm khuyết đã nêu, đồng thời sớm thay đổi cách quản lý để đưa lợi ích khi giá xăng dầu giảm vào nền kinh tế.  

Thứ hai: Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 177/2013/NĐ-CP, các biện pháp xử lý vi phạm, bao gồm:

“1. Căn ckết quả kiểm tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện xử lý hành vi vi phạm theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.

2. Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ cho cơ quan có thm quyn xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngày 24/9/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 109/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn. Mà theo đó, tại Điều 11 của Nghị định này có quy định một số hành vi vi phạm quy định và bị xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ, như: hành vi kê khai giá sai so với mẫu văn bản kê khai giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; hành vi xây dựng các mức giá để đăng ký giá sai so với hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; hành vi không đăng ký giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Hoặc Điều 13 của Nghị định này quy định hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý và bị xử phạt vi phạm hành chính. Nhưng với trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh vận tải cố tình “neo giá”, không giảm giá cước đã kê khai như trong thời gian qua, gây bức xúc trong dư luận, cơ quan chức năng cũng không thể xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm này, vì thiếu cơ sở pháp lý!

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10 Luật Giá, cấm hành vi thông  đồng về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh dưới mọi hình thức để trục lợi, nhưng nếu qua công tác thanh kiểm tra của các cơ quan chức năng phát hiện việc các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có hành vi “bắt tay” thông đồng về giá, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, thì căn cứ vào quy định nào để xử phạt? Có ý kiến cho rằng, quy định tại Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP chính là quy định về hành vi thông đồng về giá và phải chịu xử phạt nếu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vi phạm. Nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng, quy định tại Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP không phải là quy định về hành vi vi phạm thông đồng về giá, bởi các nội dung quy định tại Điều này chỉ hướng đến các hành vi: Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá. Thực tiễn cho thấy, hành vi mà pháp luật cấm như vừa trích dẫn cũng có thể được thực hiện bởi một đơn vị doanh nghiệp, mà một đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện một trong các hành vi được liệt kê thì không phải là hành vi thông đồng. Theo Từ điển Tiếng Việt, thông đồng (đg): Thỏa thuận ngầm với nhau để làm việc trái phép. Kế toán và thủ quỹ thông đồng với nhau tham ô công quỹ. Nxb Đà Nẵng, 1998, tr 919. Tại khoản 8 Điều 8 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định:“Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.” hành vi này được coi là thỏa thuận nhằm hạn chế cạnh tranh, nghĩa là có sự “bắt tay” nhau giữa các doanh nghiệp, công ty, giữa các bên…Thực tế cho thấy do pháp luật quy định thiếu chặt chẽ, từ đó các doanh nghiệp kinh doanh vận tải tùy tiện kê khai mức tiêu hao nhiên liệu cho loại phương tiện của mình, mà không chịu sự quản lý nào từ phía cơ quan chức năng, nên không thể chứng minh doanh nghiệp đó không chịu giảm giá là có sự thông đồng về giá để trục lợi.

Mặt khác, các đơn vị kinh doanh vận tải hiện đã cạnh tranh theo thị trường, tuy nhiên, theo quy định của Thông tư liên tịch 152/2014/TTLT mỗi lần tăng hay giảm giá cước, họ lại phải gửi báo cáo, kê khai gửi đến cơ quan chức năng và chờ các cơ quan này tính toán, cho phép; đối với các hãng taxi còn phải bỏ ra chi phí kẹp chì lại thiết bị, nếu giá mới kê khai được duyệt. Quy trình thủ tục rườm rà này gây mất rất nhiều thời gian, chi phí của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các đơn vị kinh doanh vận tải ngại tự nguyện giảm giá. Vì vậy, việc tạo ra môi trường cạnh tranh thực sự cho doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải, trong đó có cơ chế về giá, theo hướng cho phép doanh nghiệp có quyền tự quyết trong điều chỉnh tăng, giảm giá cước, loại bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cản trở cho doanh nghiệp là cần thiết trong tình hình hiện nay.

Song song đó cũng cần thấy rằng trong các hành vi bị cấm theo khoản 2 Điều 10 Luật Giá, nhà làm luật chưa coi hành vi cố ý không giảm giá dù yếu tố hình thành giá đã thay đổi theo hướng giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Từ thực tế vận hành của thị trường và giả cả xăng dầu – cước vận tải, người viết kiến nghị, bổ sung vào khoản 2 Điều 10 Luật giá hành vi bị cấm, đó là: Cố ý không giảm giá cước, dịch vụ khi các yếu tố hình thành giá đã giảm so với giá đã đăng ký, kê khai. Cụ thể, khoản 2 Điều 10 Luật Giá, sau khi sửa đổi, bổ sung được viết lại theo hướng:

“2. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:

a) Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;

b) Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ;

c) Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;

d) Các hành vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi.

đ) Cố ý không giảm giá cước, dịch vụ khi các yếu tố hình thành giá đã giảm so với giá đã đăng ký, kê khai.”

Đồng thời, cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung nghị định 109/2013/NĐ-CP theo hướng quy định hành vi vi phạm hành chính và chế tài xử phạt vi phạm đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi vi phạm điểm đ (bổ sung) khoản 2 Điều 10 Luật Giá.

Thứ ba: Có thể nói, sự vận hành của thị trường và giá cả được bộc lộ rõ nét ở câu chuyện giá xăng dầu và cước vận tải. Chúng ta đang nhìn thấy rõ một điều: Giá cả thị trường có lúc tăng, có lúc giảm. Xăng dầu giảm thì giá của các mặt hàng có liên quan trực tiếp đến xăng dầu đều phải giảm. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy trong một cơ chế quản lý còn nhiều bất cập như hiện nay. Bởi theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 152/2014/TTLT, để hoàn thiện một lần điều chỉnh giá đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải mất rất nhiều thời gian, rườm rà về thủ tục và chi phí. Do vậy, để giải quyết hài hòa “xung đột” này, nên chăng Nhà nước tạo cơ chế  bằng cách bỏ ra một số vốn để dự trữ xăng dầu và chỉ được bán ra trong thời gian khi giá thế giới có biến động tăng. Kinh nghiệm này được áp dụng ở nhiều quốc gia, như  Mỹ, Ucraina, Singapore…Nếu làm được như vậy giá xăng dầu sẽ được bình ổn, Nhà nước sẽ quản lý chặt chẽ hơn và doanh nghiệp cũng đỡ vất vả hơn trước áp lực đòi giảm giá của người tiêu dùng. Hoặc có thể cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực này nghiên cứu xem giá xăng dầu hiện tại và xu hướng tăng, giảm thời gian tới, từ đó có những phương án quản lý đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải, ít nhất cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có các lần điều chỉnh giá trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí dài hơn chứ không thể yêu cầu doanh nghiệp phải điều chỉnh theo tín hiệu giá xăng dầu trên thị trường như hiện nay là không khả thi.

Bên cạnh đó, kiến nghị Bộ Giao thông vận tải cũng cần hoạch định chiến lược phát triển của ngành, theo hướng đừng để gia tăng mạnh đầu phương tiện của các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vận tải như hiện nay, trong khi giá thì ngày càng đắt. 

Phạm Thị Hồng Đào