Quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng – một số kiến nghị hoàn thiện

24/09/2015
 

Kể từ khi Luật Phòng, chống tham nhũng, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 đến nay, đã nhiều lần tiến hành sửa đổi, bổ sung, cụ thể: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2007; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012 (viết tắt Luật PCTN). Trong nhng năm qua, công tác phòng chống tham nhũng đã phát huy tác dng tích cực, góp phn bo vệ lợi ích ca Nhà nước, quyn lợi ích ca tổ chức, nhân thông qua công tác điều tra, truy tố, xét xử bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tài sản tham nhũng được thu hồi,… Tuy nhiên, sau những lần sửa đổi, bổ sung thì tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp hơn, gây bức xúc trong nhân dân. Mà có lẽ, việc xử lý tham nhũng và kiểm soát, minh bạch tài sản vẫn là khâu yếu nhất hiện nay, việc đưa ra xét xử án tham nhũng chiếm tỉ lệ rất thấp so với vụ việc được phát hiện và kết quả thu hồi tài sản tham nhũng đạt được rất ít so với số tài sản phải thu hồi. Thực tế cho thấy tham nhũng nhiều nhưng ít bị phát hiện và có bị phát hiện thì một phần không nhỏ được xử lý bằng hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, thuyên chuyển công tác. Phần còn lại rất ít (ở mức 5% so với thực tế) bị điều tra, truy tố, xét xử nên số tài sản thu hồi được cũng rất nhỏ, đó là chưa kể đến do quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các luật có liên quan như Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự còn nhiều bất cập, nên trước khi bị các cơ quan chức năng tiến hành các biện pháp nghiệp vụ với đối tượng thì phần rất lớn tài sản có được do tham nhũng bị tẩu tán, chuyển cho bố, mẹ người thân đứng tên thậm chí tuồn ra nước ngoài, vì vậy hậu quả mà đối tượng phạm tội gây ra là rất lớn, chiếm đoạt, gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng, hàng chục triệu USD nhưng thu hồi tài sản tham nhũng chỉ vài chục triệu đồng. Bất cập này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân do pháp luật  về phòng, chống tham nhũngcòn nhng hn chế, bất cập, chưa đ nghiêm minh nên tham nhũng vẫn còn xảy ra ph biến gây thiệt hại, đe dọa gây thiệt hại lợi ích ca Nhà nước, quyn lợi ích ca tổ chức, nhân. vy, các quy định  ca pháp luật PCTN phải hưng tới việc bo v lợi ích ca Nhà nước, quyn và li ích hp pháp ca tổ chức, cá nhân. Qua nghiên cứu, người viết thấy rằng các vướng mắc, bất cập trên được biểu hiện thông qua mấy nội dung sau:

Thứ nhất,  Chủ tịch Hồ Chí Minh khng đnh: "Tham ô là hành động xu xa nhất, ti li đê tin nhất trong xã hi. Tham ô là trm cp ca công, chiếm ca công m ca " [1]. Người không sử dng danh từ tham nng”, nhưng Người thưng nói đó là tham ô – biểu hiện đặc trưng nhất ca tham nhũng:

Tham ô là gì?

- Đứng về phía cán b mà nói, tham ô là:

Ăn cp ca công làm ca tư

Đc khoét ca nhân dân

Ăn bớt ca b đi.

Tiêu ít khai nhiều, lợi dng ca chung ca Chính phủ đ làm qu riêng cho địa phương mình, đơn vị mình, cũng là tham ô.

- Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là:

Ăn cp ca công, khai gian, lu thuế"[2].

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012 – viết tắt Luật PCTN): Tham nhũng hành vi ca người chức v, quyền hn đã lợi dng chức v, quyền hn đó vì vụ lợi”.

Luật PCTN quy đnh chủ th ca tham nhũng người có chức v, quyn hn”, bao gm cả  người được giao thực hiện nhiệm v, công vụ quyền hn trong khi thực hiện nhiệm v, công v đó”. Nhưng trên thực tế, nhng người mặc dù không chức v, quyn hạn nng h vẫn đối tượng cn được nghiên cứu phải chủ th ca tham nhũng hay không, chẳng hạn như: ngưi lợi dụng s nh hưng ca người chức v, quyền hn để thu lợi nhân; người tiếp tay, giúp sức người chức v, quyền hn thực hiện các hành vi tham nhũng. Do đó, vẫn cần phải nghiên cứu quy đnh thêm chủ thể ca tham nhũng trong các trưng hp trên. Bên cnh đó, việc quy đnh chủ th tham nhũng người được giao thực hiện nhim vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm v, công v đó còn nhiều cách hiểu khác nhau, bởi theo quy đnh này thì không nhiệm vụ được nêu nhiệm vụ ở trong khu vực công hay khu vực tư. Nếu bao gồm cả khu vực thì ngưi được giao nhiệm v quản , kiểm soát ngun vn, tài sản, điều hành hoạt đng sản xuất, kinh doanh ca doanh nghiệp, tp th (ch tịch hi đồng quản tr, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, trưng ban kiểm soát ca doanh nghiệp; ch nhiệm, phó ch nhiệm, kế toán trưởng, trưng ban kiểm soát hp tác xã) đã lợi dng nhiệm vụ ca mình đvụ lợi cũng được coi chủ thể ca tham nhũng.

            Thứ hai, quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật PCTN: Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ hành vi tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng”. Theo quy định này, để kết luận tài sản của một người nào đó có được do tham nhũng thì phải chứng minh được rằng người đó đã có hành vi tham nhũng. Hay nói cách khác, pháp luật hiện tại định nghĩa tài sản tham nhũng phải là tài sản của người đã bị kết án về hành vi tham nhũng. Nhưng từ khi phát hiện đến tiến hành các hoạt động điều tra vụ án tham nhũng là một quá trình dài và trong thời gian đó, nghi can cũng như người thân của họ đã kịp tẩu tán tài sản. Việc tẩu tán lại vô cùng dễ dàng khi mà Nhà nước chưa thể kiểm soát được tài sản, thu nhập của toàn xã hội.Chính từ quy định bất cập này nên muốn thu hồi tài sản thì trước hết phải xác định được người đó có hành vi tham nhũng không? Về lý thuyết theo qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS), để hoàn thành một qui trình từ khi điều tra, truy tố đến lúc xét xử sơ thẩm vụ án phải mất từ 363 ngày đến 1.008 ngày tùy tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, với chừng ấy thời gian đến khi bản án có hiệu lực pháp luật thì mọi chuyện đã quá muộn, tài sản tham nhũng đã bị tẩu tán, nhiều tài sản do đối tượng chiếm đoạt đã được chuyển hóa thành tài sản của người thân và chuyển dịch ra nước ngoài. Khi phát hiện ra dấu hiệu của đối tượng tham nhũng, Cơ quan điều tra tiến hành khởi tố, bắt tạm giam thì tài sản đã được tẩu tán trước đó không thể thu hồi được, đến khâu thi hành án bị cáo, bị án trở thành kẻ trắng tay! Chẳng hạn, Dương Chí Dũng – cựu Cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam. Thiệt hại được xác định trong vụ án gần 367 tỉ đồng. Theo bản án phúc thẩm, các bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc mỗi người phải nộp khoản tiền đền bù thiệt hại là 110 tỉ đồng. Trước đó, Cơ quan điều tra có kê biên 3 ngôi nhà của bị cáo Dũng ở thành phố Hà Nội, còn Mai Văn Phúc bị kê biên ngôi nhà ở đường Lê Quý Đôn (TP.Hạ Long, Quảng Ninh). Như vậy, số tài sản thu hồi của Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc là quá nhỏ so với số tiền mỗi người phải thi hành án là 110 tỉ đồng. Trường hợp khác, vụ án tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính II, Vũ Quốc Hảo – nguyên Tổng Giám đốc công ty Cho thuê tài chính II bị tuyên án tử hình. Tổng giá trị thiệt hại do hành vi phạm tội của Vũ Quốc Hảo và 10 đồng phạm gây ra trong vụ án này là 531,8 tỉ đồng, trong đó tham ô 79,9 tỉ đồng, lừa đảo 60,9 tỉ đồng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại 3,9 tỉ đồng. Dù thiệt hại vô cùng lớn nhưng Cơ quan điều tra chỉ mới thu hồi 5,8 tỉ đồng cùng 4 căn nhà và 1 thửa đất. Điều đó cho thấy, cái yếu trong thu hồi TSTN là do quy định của pháp luật hiện hành lĩnh vực phòng, chống tham nhũng chưa phù hợp, phạm vi điều chỉnh còn quá hẹp “Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ hành vi tham nhũng. Theo kinh nghiệm của Singapo, quy định trong Luật Sung công tài sn tham nng, mà theo đó, mt người nào đó tài sản hoặc lợi ích về tài sản vưt quá khon thu nhập công khai của mình, thì phn tài sản tri lên sbị coi tài sản có ngun gc tham nhũng nếu người đó không giải thích được ngun gốc tài sản của mình hp pháp (Điều 4). Giá trị tài sản có ngun gốc tham nhũng tng cng giá trị ca tài sản các lợi ích được từ tài sản (Điều 5). Giá trị tài sản thu hồi theo quyết đnh sung công giá trị tài sản mà tòa án xác định ngun gc tham nhũng. Trưng hp tài sản phát mại ít hơn s tài sản tòa án xác đnh nguồn gc tham nhũng thì s tài sản phải tịch thu theo quyết định sung công là số tài sản phát mại trên thực tế.

Thứ ba, theo quy định về các tội phạm về tham nhũng (Từ Điều 278 đến Điều 284, Mục A Chương XXI  BLHS), như vậy, để có cơ sở quy kết trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện hành vi tham nhũng thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh đối tượng phạm tội có mục đích vụ lợi, mà để chứng minh được yếu tố vụ lợi thì lại quá khó nên thực tế phát hiện, xét xử án tham nhũng không nhiều, do vậy chỉ dừng lại điều tra, truy tố và xét xử về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 165 BLHS. Đây cũng là bất cập. Nhưng thực tiễn xét xử cho thấy, chẳng một ai dại dột gì lại thực hiện hành vi cố ý làm trái… để người khác hưởng lợi, còn mình thì bị coi là vi phạm pháp luật và phải chịu chế tài xử lý của pháp luật hình sự! Chẳng hạn, mỗi chiếc điện kế điện tử có giá trên thị trường 200.000 đồng/chiếc, nhưng lại bỏ tiền mua với giá 400.000 đồng/chiếc; Trường hợp khác, một chiếc ụ nổi có giá 1.000.000 USD nhưng lại ký kết hợp đồng với bên bán với giá mua 9.000.000 USD thì  chắc chắn rằng không một ai tin rằng người đi mua ngớ ngẩn đến mức độ như thế, để rồi người khác hưởng lợi, bản thân người cố ý làm trái đó không hưởng lợi? Hành vi này theo quy định pháp luật của một số nước trong khu vực của ta, như Thái Lan, Singapo đều coi đương nhiên là tham nhũng, mà cơ quan chức năng không phải chứng minh có hay không mục đích vụ lợi. Có lẽ, đây là kẽ hở của pháp luật về lĩnh vực này, cũng cần nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp với tình hình thì mới nâng cao được hiệu quả trong phát hiện và xử lý tham nhũng.

Thứ tư, về kê khai tài sản thu nhập theo quy định tại Điều 45 Luật PCTN:

“Các loại tài sản phải kê khai bao gồm:

1. Nhà, quyền sử dụng đất;

2. Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác mà giá trị của mỗi loại từ năm mươi triệu đồng trở lên;

3. Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;

4. Thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật.”

Hàng năm, tất cả các đối tượng phải nghiêm túc tiến hành kê khai tài sản theo quy định tại Điều 44 Luật PCTN, đây là cơ sở để cơ quan, tổ chức và người dân giám sát tài sản của đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Luật PCTN. Nghĩa là, Nhà nước thực hiện quyền kiểm soát, nhằm minh bạch hóa tài sản, thu nhập của đối tượng bằng hình thức kê khai, nhưng thực tế không hiệu quả mấy cho việc ngăn chặn, phát hiện tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng. Nên vấn đề quan trọng là phải xây dựng được cơ chế để kiểm soát được tài sản, thu nhập của toàn xã hội. Khi đó đối tượng tham nhũng nếu chuyển tài sản đi đâu, cho ai thì cơ quan có trách nhiệm đều biết. Thực tế từ các vụ án tham nhũng lớn xảy ra trong thời gian qua, có ý kiến cho rằng, nên mở rộng đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản thì mới góp phần hạn chế và ngăn chặn được tình trạng đối tượng tham nhũng tẩu tán tài sản cho người thân, như: Bố, mẹ, con cái thành niên - những người vốn không nằm trong diện phải kê khai theo quy định tại Điều 44 Luật PCTN và Điều 7 Nghị định 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập. Theo quan điểm của người viết, tuy thực tế trên là có nhưng suy cho cùng việc mở rộng đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản, kiểm soát thu nhập như trên không phải là giải pháp tối ưu, nên sẽ không mấy hiệu quả. Bởi đối tượng phạm tội tham nhũng biết rất rõ những quy định cấm của pháp luật, nên một khi có ý định tẩu tán tài sản thì đâu nhất thiết cứ phải chuyển cho Bố, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên hoặc đã thành niên, mà bằng nhiều cách họ có thể chuyển cho những đối tượng “thân cận” của mình. Hơn nữa, nếu càng mở rộng đối tượng kê khai tài sản lại càng khó khăn cho việc xác minh tài sản khi cần thiết, mà về lâu dài cần phải tính đến việc Nhà nước kiểm soát được thu nhập của toàn xã hội, bằng việc ban hành Luật Đăng ký tài sản, có như vậy mới thật sự có hiệu quả kiểm soát tài sản phát sinh đáng ngờ do tham nhũng.

Thứ năm, ở nước ta thời gian qua tuy các cơ quan chức năng chưa được phát hiện nhưng không phải là không có tình trạng hối lộ phi vật chất (tình dục, thông tin về dự án, quy hoạch,…). Đây là vấn đề cần phải quan tâm. Thực tiễn cuộc sống vốn rất phong phú và đa dạng cho nên hành vi hối lộ, tham nhũng phi vật chất ngày nay rất đa dạng và có khi lợi ích đem lại còn lớn rất nhiều so với hối lộ vật chất. Chẳng hạn, như hối lộ thông tin về dự án, về quy hoạch. Nhờ được hối lộ thông tin mà các đối tượng biết được giá đất trên thị trường sẽ biến động theo chiếu hướng nào; hoặc có trường hợp bỏ ra hàng trăm nghìn, hàng triệu đô la mua vé sang tận Braxin xem các trận đá bóng World cup để tặng cho cán bộ; hối lộ về tình dục, hối lộ cho quan chức đi nước ngoài tham quan, nghỉ mát… Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay qua nghiên cứu thấy rằng các tội phạm tham nhũng quy định trong BLHS, mà theo đó, yếu tố vụ lợi được hiểu là những lợi ích về vật chất, chứ không phải bao gồm cả lợi ích về tinh thần. Do vậy, cũng cần tính tháo gỡ vướng mắc này để có cơ chế xử lý phù hợp hơn.

 Từ thực tiễn trên, người viết đề xuất mấy kiến nghị sau:

Một là, cần sửa đổi, b sung khái niệm tham nhũng được quy đnh trong Luật PCTN, theo hướng sau:Tham nng là hành vi trái pháp luật ca người chức v, quyn hạn hoc được giao thực hiện công v, nhiệm v nhưng đã lợi dng chức v, quyn hn hoc công v, nhiệm v đó đ v lợi nhân, làm thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hi đến lợi ích ca Nhà nước, quyền lợi ích hp pháp ca tổ chc, cá nhân”. Bên cnh đó, trong Luật PCTN cũng phải làm khái nim v ngưi được giao thực hiện công v, nhiệm v. Mà theo đó, người được giao công v, nhiệm vụ người: a) Được những người chức v, quyn hn giao nhiệm v; b) Được giao nhiệm vqun lý, kim soát ngun vốn, tài sản, điều hành hoạt động sản xut, kinh doanh ca doanh nghiệp, tập thể. Đồng thời, nghiên cứu b sung quy đnh v hành vi tham nhũng khu vực (khu vực ngoài nhà nước) đ đấu tranh chống tham nhũng toàn diện, triệt đ hơn. Trên thực tế, trong khu vực cũng có s lợi dụng chức v, quyn hạn đ chiếm đoạt tài sản ca tập thể, nhân các hành vi đó hiện nay khá ph biến. Không ít người ở khu vực đã giàu lên nhanh chóng nh có quyền lc v kinh tế,  trong khi đó, những nời lao động dưới quyn lại khó khăn v kinh tế hoặc rất nghèo khổ, dẫn đến phân cực giàu nghèo sâu sắc thiếu công bằng hội. Mặt khác, trong mt số trường hp, các hành vi diễn ra trong khu vực ngun gốc, điều kin ca tham nng trong khu vực công. Do đó, việc quy định  các hành vi tham nhũng trong khu vực tư sbảo đảm cho nhiệm vụ PCTN được toàn din hơn.

Hai là, từ phân tích trên cho thấy cần thiết phải định nghĩa lại tài sản tham nhũng, mà theo đó, “Tài sản tham nhũng có nguồn gốc từ tham nhũng”, bỏ cụm từ  từ hành vi”.  Mở rộng khái niệm thu hồi TSTN như các nước đang thực hiện là hết sức cần thiết. Có mở rộng khái niệm thì mới có cơ chế để các cơ quan chức năng ngăn chặn việc tẩu tán TSTN ngay từ khi có dấu hiệu tham nhũng. Theo đó cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra có quyền đề nghị các cơ quan chức năng niêm phong, kê biên, phong tỏa tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng ngay từ đầu, chứ không nhất thiết phải đợi đến khi có bản án của Tòa án

Ba là, tham khảo kinh nghiệm của Singapo trong xây dựng Luật Chống tham nhũng. Mà theo đó, th tc điều tra hành vi tham nhũng được quy đnh mt th tc đặc biệt. Chủ tịch, Điều tra viên chuyên ngành CPIB có quyn bt, khám xét, thu giữ tang vật (Điều 15), quyn điều tra như quan cảnh sát mà không cần sự phê chun ca quan công t (Điều 17), th ra quyết định, tiến hành điều tra đối với các thông tin trong tài khoản ngân hàng, c phn (Điều 18). Mức đ điều tra đi với người b nghi vấn rất kỹ, bao gồm i sản ca vợ, con; các sut học bng, quà tặng mà v, con người đó được nhận; các công ty do v, con người đó tham gia góp vn. Những người t chối cung cấp thông tin, tẩu tán tài sản hay cản trở quá trình điều tra s b phạt đến 10.000 SGD. Người nào được CPIB yêu cầu đều phải cung cấp thông tin trung thực, nếu từ chối cung cấp thông tin hoặc đưa thông tin sai sự thật s b x phạt, thm chí bị phạt tù. Các thông tin CPIB hay tòa án cho rằng sẽ gây phương hại đến người tố o sđược giữ như thông tin mật.

- Nghiên cứu bổ sung quy đnh pháp nhân ch th tham nng. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định pháp nhân ch th ca tham nhũng, nng trong thực tế xảy ra. Để bảo đảm PCTN được toàn din triệt đ hơn, cần b sung mt s hành vi tham nng ca pháp nhân. Tuy nhiên, việc x trách nhiệm đối với pháp nhân hành vi tham nhũng bằng biện pháp kinh tế biện pháp hành chính, như: phạt tiền, cấm kinh doanh, giải th pháp nhân… Đi với việc x hình s ch áp dng đi với cá nhân mà không thx lý đi với pháp nhân theo đúng nguyên tắc ca B luật Hình s Việt Nam. Trong trường hp pháp nhân hành vi tham nhũng, thể truy cứu trách nhiệm ca nhng người thuộc pháp nhân đó những hành vi vi phm pháp luật thì có thbxử lý hình sự nếu có đy đủ các yếu tố cấu thành ti phạm.

-Trong sửa đổi Luật PCTN sắp tới, vấn đề tham nhũng phi vật chất, như vấn đề hối lộ tình dục, hối lộ thông tin dự án,…cần được kịp thời bổ sung vào một cụ thể hơn và cần phải quy định rõ hơn cả trong Luật PCTN và BLHS, đó là yếu tố vụ lợi là lợi ích vật chất và tinh thần, nếu có được sự nhất quán với nhau như thế sẽ tạo ra cơ chế xử lý thuận lợi hơn, chứ không phải như quy định trong BLHS hiện hành cứ “vụ lợi” phải là vật chất, tính ra tiền hết nên việc xử lý là khó khăn.

- Ban hành văn bn hướng dn cụ th các dấu hiu ca ti phm, hành vi tham nhũng đ áp dụng pháp luật chính xác, hiện nay những tng hp xác đnh không chính xác ti phạm và hành vi tham nhũng.

- Sửa đi, b sung quy định v chứng cứ quy định trong BLTTHS đ có thể truy cứu trách nhiệm ca nhng người nhn hi lộ bng các chứng cứ gián tiếp (như trưng hp người có chức, quyn không trực tiếp nhn tin, tài sản mà nời thân nhn tiền, tài sản; hoặc trưng hợp đưa nhận hối l rất tinh vi: người đưa hối lộ tng mt vật k niệm có g trị nhỏ, sau đó cho mt người khác đến mua li vật k nim đó với s tiền rất lớn...). Quy định nghĩa v giải trình ca người b điều tra, truy t v ti tham nhũng nhằm giảm khó khăn cho cơ quan tố tng trong việc chng minh ti phm.

- Quy định các biện pháp đ kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán tài sn hoặc tạm giữ đối với i sản nghi ng liên quan đến tham nhũng nghiên cứu xây dựng Luật Sung công tài sn theo kinh nghiệm ca Singapore. Nhìn chung, đối tượng ca loại ti phm tham nhũng thưng tài sản, nếu quy đnh chặt chẽ, nghiêm minh vviệc sung công qu tài sản tham nhũng hoặc ngun gc từ tham nhũng không chỉ có tác dng phòng ngừa (tác đng vào ý thức) còn tạo s đ x tài sản tham nhũng. Mặt khác thể hiện việc x kiên quyết người vi phạm, đng thi coi trng các biện pháp nhằm thu hồi tài sản. Cần thy tham nng mt loại ti phạm kinh tế với mc đích vụ lợi nên phải áp dng mi biện pháp cần thiết đ thu hồi lại tài sản tham nhũng; quy định v việc xem xét toàn bộ i sản ca những người b kết luận hành vi tham nhũng đ tìm ra tài sản bất minh sung ng qu.

Bốn là, để chống tham nhũng có hiệu quả Nhà nước có cơ chế để kiểm soát tài sản, thu nhập toàn xã hội thông qua các công cụ quản lý, nhất là thuế. Tiến tới mọi khoản chi giá trị lớn, sự hình thành tài sản có giá trị của bất kỳ ai trong xã hội cũng phải được giải thích rõ nguồn gốc. Cần thiết phải xây dựng Luật Đăng ký tài sản, tạo thuận lợi, minh bạch để bất cứ tài sản nào có đăng ký cũng được tham gia thị trường một cách dễ dàng, an toàn. Mặt khác, qua đó Nhà nước kiểm soát được sự biến động, nguồn gốc tài sản, phòng ngừa tẩu tán tài sản, rửa tiền từ hoạt động tội phạm trong đó có tham nhũng, hỗ trợ cho việc thu hồi tài sản tham nhũng.

- Từng bưc nội luật hoá các quy định v x tài sản tham nhũng quy đnh trong Công ước ca LHQ v chống tham nhũng, gồm: B sung chế định thu hồi tài sản vào Luật Tương tr tư pháp hin hành. Bổ sung vào B luật Tố tng dân sự hiện hành quy định chp nhận thi hành phần dân s trong phán quyết hình sự ca Toà án hình s c nước. Nghiên cu b sung các quy đnh v hp tác quc tế trong thu hi tài sản tham nhũng trong Luật PCTN hiện hành. Tiếp tc ký kết hoặc b sung, sửa đi các hiệp định  tương tr pháp song phương, đa phương nội dung về thu hi i sản tham nng, tiến hành xây dựng Luật v Thu hi tài sn.

- Nghiên cứu áp dng k thuật điều tra đặc biệt, hc tập áp dng phương pháp điu tra đặc biệt ca các nước đ quy định qun việc áp dng điều tra đặc biệt theo quy trình chặt chđối với mt svụ án cần thiết. Cần cụ th hoá quy đnh ca Điều 29 Luật PCTN v công khai hoạt đng ca các quan pháp: Việc th lý, điu tra, truy t, kiểm sát, xét xử, thi hành án phải được công khai theo quy đnh ca pháp luật v t tng các quy đnh khác ca pháp luật liên quan”. Thực tế, việc thực hiện công khai hoạt đng ca các cơ quan tư pháp còn lúng túng, bị đng, cn phải b sung các quy đnh v trình tự, thủ tc công khai, thời điểm công khai, ni dung công khai, x lý vi phạm trong quá trình công khai, minh bạch.

Năm là, xây dng chế thực thi Công ước ca LHQ v chống tham nhũng. Nghiên cứu đàm phán, m rng kết các hiệp đnh tương trợ pháp song phương, đa phương v lĩnh vực PCTN với c nước thành viên ng ước ca LHQ về chống tham nhũng. Đề xuất điều kiện kh năng v hợp tác điều tra: xây dựng quy định, xác đnh ni dung hp tác kết hiệp định, tho thun với c nước đ đảm bảo phi hợp hoặc ch đng, độc lập điều tra thông báo kết quả; tiếp tc nghiên cứu, đ xuất kh năng, điều kin đáp ứng ca Việt Nam đ áp dụng phi hợp điu tra chung. Xây dng quy định v trao đổi với các nước v thông tin, tài liệu, d liệu để phc vPCTN; về hp tác với chuyên gia các nước, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác PCTN. soát lại những hip đnh thương mại đ sửa đi, b sung những quy đnh không phù hp, hn chế, khắc phc nhng sơ h trong việc thực hiện các quan hệ thương mại đ tránh s lợi dng v lợi, tham nhũng; chế kiểm soát chặt chẽ khi các bên tham gia quan hệ thương mại; quy đnh trách  nhiệm giải trình và cung cấp thông tin, x thông tin về tham nhũng ca các bên thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao (đại sứ quán, lãnh sự quán).

Đẩy mạnh việc kết, thỏa thun hp tác, trao đi kinh nghiệm PCTN giữa các quan chuyên trách PCTN ca Việt Nam với các nước trên thế giới, nhất là các nước trong khu vc mt nhu cu tất yếu, khách quan ca công cuc PCTN còn mới mẻ ở nước ta hiện nay.

 

Th.S Lê Văn Sua



[1] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, t11, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, tr 110

[2] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, t6, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, tr 488