Ninh Bình: TUyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của cả Hệ thống chính trị

19/12/2006
Thực hiện Chỉ thị 32/CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng ”về tăng cường sự lãnh đạo cuả Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cuả cán bộ, nhân dân”, 3 năm qua tỉnh Ninh Bình đã tổ chức được 51 Hội nghị cấp tỉnh, 82 Hội nghị, hội nghị lồng ghép cấp huyện, 1552 Hội nghị, hội nghị lồng ghép cấp xã với 17.096 lượt người quán triệt nội dung Chỉ thị 32/CT-TW, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các chương trình phổ biến giáo dục pháp luật.

Một trong những ghi nhận ban đầu mà tỉnh Ninh Bình đã và đang có những giải pháp và việc làm thiết thực nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đó là sự cố gắng, sự chung vai góp sức của nhiều cấp nhiều ngành đối với hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Tuyên truyền pháp luật, đưa pháp luật về vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào khó khăn đang là nhiệm vụ của cả Hệ thống chính trị, không phải của riêng bất cứ ngành nào.

Có thể nói sự đa dạng về địa hình, sự phức tạp về đặc điểm, diều kiện dân cư đã tạo nên những sắc mầu riêng cho công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật tại Ninh Bình. Tùy từng đại bàn cụ thể, tùy từng nhóm đối tượng mà Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị quyết định những hình thức tuyên truyền giáo duc phù hợp, phương châm vẫn là làm thế nào đê pháp luật đến đựoc gần dân hơn, sát dân hơn, dân hiểu và làm theo pháp luật.Đối với cán bộ, công chức, đảng viên, hội viên hoạt động tuyên truyền được áp dụng dưới hình thức tổ chức hội nghị triển khai, cung cấp tài liệu, đề cương tuyên truyền, phổ biến pháp luật hoặc lồng ghép với việc triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết cuả Đảng trong hoạt động sản xuất điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương; Đối với đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền viên và phóng viên của các cơ quan thông tin đại chúng được cung cấp hàng nghìn bộ đề cương các văn bản luật mới nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng và phục vụ trực tiếp cho hoạt đọng nghiệp vụ của đội ngũ này. Đối với chính quyền cấp cơ sở tuỳ theo địa bàn và đặc điểm dân cư của từng vùng mìên mà có những hình thức tuyên truyền thiết thực hiệu quả. Đáp ứng yêu cầu nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đồng bào vùng xa, vùng khó khăn, vùng công giáo ở Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn và một số xã vùng núi Thị xã tam Điệp, huyện Hoa Lư chính quỳên địa phương duy trì và kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau như: Xây dựng hệ thống đài truyền thanh cơ sở, tăng cuờng và tạo điều kiện để hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí thực sự ‘’đến được từng ngõ, gõ được từng nhà”, tranh thủ tiêng nói và uy tín của các gài làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo mà lồng ghép phổ biến tuyên truyền luật vào các buổi giảng đạo, học giáo lý…

Tính từ tháng 12 năm 2003 đến nay các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã tổ chức 476 Hội nghị triển khai phổ biến luật Mỗi hội nghị triển khai có khoảng 100 đến 150 người tham dự; Thực hiện được 120 cuộc Trợ giúp pháp lý lưu động tư vấn pháp luật miễn phí cho 1425 người. Ngoài việc triển khai bằng hình thưc Hội nghị, nội dung các Chỉ thị, Nghị quýết của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng được đăng tải thưởng xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Ninh Bình có chuyên trang giới thiệu văn bản pháp luật mới, giải đáp pháp luật; Đài phát tranh và Truyền hình tỉnh có chuyên mục Pháp luật và đời sống (Qua 3 năm đã xây dựng và phát hình 36 chuyên mục, mỗi chuyên mục có thời lượng phát sóng 15 phút, ngoài ra còn có các mục giải đáp, phổ biến chính sách pháp luật, trả lời bạn nghe đài... Bản tin Tư pháp Ninh Bình phát hành 12 số (trong 3 năm 2004, 2005, 2006) với 14.000 cuốn được cấp miễn phí cho các ban,ngành, tổ chức xã hội từ tỉnh đến 145 xã phường, thị trấn; Tuyên truyền thông qua hệ thống Đài truyền thanh cơ sở được đặc biệt quan tâm.

Tại các huyện, thị, xã, phường duy trì đều đặn các chuyên mục pháp luật và đời sống, phổ biến pháp luật, giaỉ đáp pháp luật với thời lượng 15-20 phút/ ngày. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, tuyên truyền qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở là một trong những hình thức được đánh giá là có hiệu quả ở Ninh Bình trong thời gian vừa qua, đặc biệt đói với đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn.Phát huy hiệu quả cuả hình thức này, thời gian qua, Sở Tư pháp Ninh Bình đã ký hợp đồng trách nhiệm với các Đài truyền thanh cơ sở biên tập tin, bài, xây dựng chương trình và tổ chức phát chương trình hàng tuần, hàng tháng. Tập trung phản ánh những vấn đề phục vụ nhiệm vụ chính trị, chú trọng các chuyên mục trả lời, giaỉ đáp pháp luật, tiểu phẩm pháp luật gắn với chuyện của mỗi nhà, chuyện nhà nông; Taị các ngành, tổ chức xã hội duy trì thừơng xuyên hoạt động cuả loại hình các Câu lạc bộ, - sân chơi lý tưởng cho các hội viên, đoàn viên tham gia học tập và nâng cao ý thức pháp luật như: Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật, Tuổi trẻ phòng chống tội phạm, Phụ nữ với pháp luật…

Để hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh từng bước đi vào nề nếp, dưới sự tham mưu của Sở Tư pháp, năm 2003 UBND tỉnh Ninh Bình đã ra quyết thành lập tổ chức Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật gồm 18 thành viên là đại diện cuả các ban ngành do đồng chí phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, Theo đó tại các huyện, thị Hội đồng phối hợp cũng được thành lập và duy trì hoạt động có hiệu quả, hành tháng, hành quý hàng năm luôn có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ mà Hội đồng phối hợp tỉnh đã đề ra.Tất cả các thành viên trong hội đồng đều được phân công đảm nhiệm công việc phổ biến giáo dục pháp luật gắn với công tác chuyên môn của mình. Cùng với việc kiện toàn tổ chức Hội đồng phối hợp, Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cũng liên tục được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền pháp luật. Đến thời điểm này Ninh Bình có 33 báo cáo viên cấp tỉnh, 156 báo cáo viên cấp huyện, 850 tuyên truyền viên cấp xã và 198 báo cáo viên tư tưởng văn hoá cũng thương xuyên tham gia công tác tuyên truyền , phổ biến, giáo dục pháp luật.Trong 3 năm qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp và đội ngũ báo cáo viên tư tưởng văn hoá đã trực tiếp tuyên truyền, phổ biến luật tại 690 hội nghị với trên 100.000 lượt người tham gia học tập những nội dung cơ bản của các luật mới ban hành. Hàng năm các báo cáo viên được cấp sổ tay báo cáo viên pháp luật do Bộ Tư pháp biên soạn, đề cương giới thiệu luật và các tài liệu có liên quan tới công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

Thời gian qua các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc phổ biến tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật mới được nhà nước ban hành. .Tuỳ theo điều kiện cụ thể mỗi đơn vị có sáng tạo riêng, cách làm riêng trong công tác triển khai, phổ biến cho hội viên cán bộ, công chức của ngành, đơn vị mình. Năm 2004 toàn tỉnh tập trung phổ biến một số đạo luật quan trọng như: Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Bộ Luật tố tụng Dân sự, Luật Đất đai, Luật Biên giới quốc gia; Luật Giao thông đường thuỷ nội địa; luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Giao thông đường bộ; luật Hợp tác xã; luật Thuỷ sản, Luật Thanh tra, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Pháp lệnh Cán bộ công chức (sửa đổi), Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Giống cây trồng, Pháp lệnh Giống vật nuôi, Nghị định số 79/NĐ-CP về việc ban hành quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Năm 2005, tập trung phổ biến Bôl luật Hàng hải, Luật Giáo dục, Luật Du lịch, lụât Kiểm toán Nhà nước, Luật Dược, Luật Quốc phòng, luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước Quốc tế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Lụât Nghĩa vụ quân sự, Luật Đường sắt, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

Năm 2006 tập trung phổ biến Bộ Luật Dân sự, luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở, Luật Công an nhân dân, Luật Giao dịch điện tử, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Cạnh tranh, Luật Xuất bản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, luật Điện lực, Luật Luật sư, luật Trợ giúp pháp lý. Bên canh đó hoạt động xây dựng khai thác và kiện toàn tủ sách pháp luật tại các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh cũng được chú trọng. Đến nay Ninh Bình đã có 182 tủ sách pháp luật ở 145/145 xã phường, thị trấn, 186 tủ sáh pháp luật, ngăn sách pháp luật tại các cơ quan, đơn vị, trường, doanh nghiệp. Hoạt động của tủ sách pháp luật đã được duy trì và đi vào nề nếp, tạo điều kiện cho cán bộ nhân dân đến khai thác tra cứu. Có thể nói, 3 năm qua do làm tốt công tác quán triệt chỉ thị 32/CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng, Quyết định 13, Quyết định 212 của Thủ tưởng chính phủ đã làm cho mỗi cán bộ, công chức, đảng viên, người lao động và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh có những chuyển biến rõ nét về quan điểm, nhận thức vai trò tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật, bước đầu đã nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng khiếu kiện vượt cấp đông người, góp phần giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Các câp, các ngành, các tổ chức đoàn thể đã chủ động thực nhiệm có hiệu quả Chỉ thị 32/CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ điển hình là: huyện Yên Mô, Yên Khánh, Hoa Lư, Kim Sơn, thị xã Tam Điệp; Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và đào tạo, Công an tỉnh, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, hội Nông dân tỉnh,Cựu chiến binh tỉnh, Tỉnh đoàn Ninh Bình.

Thiều Thị Tú - Sở Tư pháp Ninh Bình