Tâm sự cộng tác viên: Trợ giúp pháp lý cần có một tấm lòng.

30/11/2006
Tháng 10/1997, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) của Nhà nước được thí điểm thành lập tại Ninh Bình. Bác Đinh Huy Lượng lúc đó là Chánh án Tòa án nhân dân thị xã Ninh Bình đã luôn tạo điều kiện thuận lợi để những người làm công tác TGPL có thể tiếp cận nhiều nhất, giúp đỡ nhiều nhất cho người nghèo, đối tượng chính sách khi có vụ việc liên quan tới Tòa án.

Với cán bộ trẻ Bác Lượng thường nói: “Người làm công tác xét xử nếu xem nhẹ vai trò của Luật sư, cộng tác viên TGPL... thì khi đánh giá vụ việc sẽ không thể toàn diện, không ít trừơng hợp sẽ mắc phải bệnh ‘kinh nghiệm”, “chủ quan”.

-Khi giải quyết án, Thẩm phán cần giải thích cho bị cáo, bị đơn dân sự, nguyên đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan... nắm được các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của họ trong các phiên tòa Hình sự, Dân sự, Hành chính, Lao động, Hôn nhân gia đình. Các đối tượng có quyền nhờ Luật sư, bào chữa viên, Trung tâm TGPL của Nhà nước giúp đỡ về mặt pháp lý. Đây không chỉ là yêu cầu của Đảng và Nhà nước ta với công tác cải cách Tư pháp mà còn là lương tâm trách nhiệm của mỗi cán bộ làm việc tại các cơ quan Tư pháp. Làm được điều này thì trong những quyết định giải quyết vụ việc của mình ta mới tránh được những sai sót như phiến diện, chủ quan, “thiếu tính”, “đuối lý”.

Những đối tương có hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn không thể thuê, nhờ luật sư thì bác Lượng áp dụng các quy định về miễn giảm án phí để hỗ trợ, giúp đỡ họ. Trường hợp không thể vận dụng thì bác hướng dẫn, giới thiệu đối tượng tới Trung tâm TGPL của Nhà nước tỉnh Ninh Bình nhờ giúp đỡ... Hàng trăm người nghèo, đối tượng chính sách ở các địa phương trong tỉnh đã đựoc thụ hưởng các “dịch vụ pháp lý miễn phí” từ cái Tâm của bác Đinh Huy Lượng trong thời gian tại chức đó.

Thế rồi, như cái duyên phận, cứ nghĩ nghỉ hưu là được “an nhàn” để phục vụ gia đình, con, cháu thì bác lại được tổ chức giới thiệu vào vị trí “quản gia” (phó chủ nhiệm) của Đoàn Luật sư Ninh Bình. Vì thế, từ công tác tiếp dân ở văn phòng, đến trực tiếp giaỉ quyết các vụ việc “bếp núc” của Đoàn Luật sư đã chiếm khá nhiều thời gian của bác.

Thấy bác tâm huyết, tận tụy, có cái “tình” với người nghèo, đối tượng chính sách, Trung tâm TGPL tỉnh Ninh Bình đã nhiều lần “tranh thủ” ý kiến tham gia của bác về công tác TGPL, đã mời bác làm thường trực tại Trung tâm để có nhiều điều kiện giúp đỡ cho các đối tượng và trao đổi kinh nghiệm với cán bộ của Trung tâm...nhưng vì còn bận nhiều việc phải giải quyết của Đoàn Luật sư nên công việc đó chưa thực hiện được thường xuyên.

Tuy vậy, là cộng tác viên TGPL, Bác Đinh Huy Lượng luôn bố trí công việc để tham gia nhiều buổi trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã vùng sâu, vùng xa , vùng đồng bào có đạo, nơi có “điểm nóng” về khiếu kiện, tranh chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng; sẵn sàng nhận và tranh thủ thời gian tiếp cận đối tượng, xác minh, nghiên cứu hồ sơ và tham gia các buổi xét xử cuả Tòa án để bào chữa miễn phí cho bị can – bị cáo được Đoàn Luật sư và Trung tâm TGPL tỉnh phân công. Chỉ tính từ năm 2006, bác Đinh Huy Lượng đã tham gia 8 đợt TGPL lưu động tại 24 xã, phường, thị trấn trong tỉnh; Tư vấn trực tiếp tại Trng tâm 42 trường hợp; Bào chưã miễn phí cho 9 đối tượng...

Kể chuyện về những chuyến đi không kể thời gian của mình, bác cho biết: Nhiều khi gia đình, vợ con rất lo và ái ngại, tỏ ý không đồng tình vì cho rằng tuổi bác bây giờ là phải được nghỉ ngơi, giúp đỡ con cháu chứ cứ đi mãi thé này thì... rồi “cơm rừng”, “muối biển”, giấc ngủ “buổi trưa”, ‘lúc tối” với người già thì thế nào? Bác phải vận động thuýêt phục gia đình cảm thông và hiểu cho một cán bộ cộng tác viên TGPL và thường nói là được tuyên truyền, giải thích, tư vấn pháp luật cho bà con, đối tượng chính sách có nhiều thiệt thòi đã giúp cho mình khoẻ hơn, vui hơn vì đã làm được những việc có ích cho xã hội, cho nhân dân.

Trong cách tiếp cận, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách, phong cách của vị cựu Chánh án cũng khá đặc biệt. Trầm tĩnh lắng nghe, hỏi han ân tình, nghên cứu tài liệu tỉ mỉ, ghi chép cụ thể. Nhiều vấn đề phức tạp, vướng mắc của đối tượng luôn được Luật sư tư vấn Đinh Huy Lượng chỉ dẫn tận tình chu đáo giúp đối tượng hiểu và nhận thức đúng. Với những vụ việc liên quan nhiều ngành luật, các quy phạm pháp luật mới, bác không ngần ngại hội ý, trao đổi, tham vấn các chuyên gia pháp lý của Sở Tư pháp trước khi tư vấn, giải thích cho đối tượng.

Với vụ việc cần có sự tham gia đại diện bào chữa miễn phí của luật sư cho đối tượng trước Toà án bác hướng dẫn đối tượng hoàn tất thủ tục và đề nghị Trung tâm TGPL tỉnh Ninh Bình ký hợp đồng với luật sư có trình độ chuyên môn phù hợp để giúp đỡ cho đối tượng.

Cũng có những trường hợp “đối tượng’ muốn nhờ tư vần, giúp đỡ kiểu “chìa khoá trao tay”, " có lợi cùng hưởng”... để rồi có ý định xâm hại đến quyền, lợi ích chính đáng cảu người khác thì bác rất nghiêm khắc lên án, cảnh cáo và mời rời khỏi Văn phòng. Bác tâm sư “Luật sư trợ giúp là như vậy đấy”! Phải lấy cái Tâm làm trọng, cái tình, cái đức mới là hành trang mà mỗi người được Đảng, Nhà nước giao trách nhiệm giúp đỡ người nghèo, đối tượng chính sách như chúng ta cần phải có. Đừng bao giờ đánh mất mình vì đồng tiền không chính đáng.

Đó là thông điệp và là nguyên tắc của vị luật sư trợ giúp làm công tác viên TGPL mà chúng tôi rất ngưỡng mộ, lấy đó làm tấm gương để noi theo khi tiếp cận, giúp đỡ cho người nghèo,. dối tượng chính sách,. Tôi chợt nhớ tới lời căn dặn của nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc với những cán bộ công chức ngành Tư pháp: ‘người làm công tác trợ giúp pháp lý cần có một tấm lòng...”.

(Quý Dương - Sở Tư pháp Ninh Bình)