Ninh Bình: Phòng tuyên truyền Sở Tư pháp sử dụng công cụ miễn phí trên mạng Internet (Blog) phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.Trong thời gian qua, công nghệ thông tin có những bước tiến nhanh chóng về mọi mặt, nhờ vậy mà cán bộ, công chức nói riêng và các tầng lớp nhân dân nói chung (đặc biệt là thế hệ trẻ mà các cơ quan thông tin đại chúng hay gọi là thế hệ “ 8X” “ 9X” ) được thừa hưởng nhiều tiện ích do Công nghệ thông tin mang lại. Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội để phục vụ cho Hội nhập kinh tế quốc tế.Tại sao? Có nhiều cái khó nhưng nhìn chung chúng ta những người trong cuộc có thể nhận thấy có thực trạng sau:
- Không ít cơ quan, đơn vị được đầu tư thiết bị, cơ sở hạ tầng mạng thì không có cán bộ đủ trình độ tiếp nhận vận hành hiệu quả. Nơi thì lãnh đạo cơ quan không mặn mà lắm với việc tiếp cận các loại công nghệ mới...
- Nơi khác đã có biên chế và cán bộ có trình độ về CNTT thì chưa được cấp trang thiết bị ( do Dự án không thể đầu tư đồng loạt cho tất cả các đơn vị).
- Trang thiết bị khi chúng ta khi lập dự án thì phù hợp, nhưng khi mua sắm để trang bị cho cơ quan, đơn vị thụ hưởng dự án thì đã lạc hậu về công nghệ, nhiều thiết bị không đồng bộ, không tương thích, không phù hợp. Ví dụ: Nhiều Sở Tư pháp được cung cấp một số trang thiết bị nhưng những thiết bị này đã lỗi thời như Modem Dial Up quay số qua đường điện thoại. ( Chậm như “rùa” và kinh phí chi trả tính theo số phút truy cập mạng nên khá tốn kém).
- Có nơi sử dụng linh hoạt các dự án, tranh thủ các nguồn trang thiết bị đầu tư để phục vụ cho hoạt động Tin học hoá nền hành chính thì không có kinh phí để thiết kế riêng cho mình trang web ( Kinh phí thiết kế web, thuê duy trì bảo dưỡng, bảo mật hệ thống, cập nhật dữ liệu, thuê tên miền, chi trả nhuận bút cho tin bài ...). Thậm chí nhiều đơn vị không dám sử dụng dịch vụ ADSL ( dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao do sợ tốn kém kinh phí, nhưng thực ra nếu biết sử dụng, quản lý sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với truy cập qua đường điện thoại. Ví như Sở Tư pháp Ninh Bình sử dụng 11 máy tính cá nhân chỉ tốn khoảng từ 230.000 – 350.000đ/tháng, đồng thời dừng việc đặt các loại báo đã có trên mạng).
Đến đây, vấn đề đặt ra là có cách nào để ứng dụng CNTT phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật khi một số đơn vị đã có hệ thống mạng có kết nối Internet, có cán bộ hiều biết tin học với trình độ “ tàm tạm” đủ để tự quản lý, khai thác mạng. Qua tìm hiểu trên mạng chúng tôi thấy các bạn trẻ 8X, 9X sử dụng dịch vụ miễn phí “ Blog” để chia sẻ thông tin cho nhau. Vậy chúng ta có thể sử dụng dịch vụ miễn phí này để phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật... Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Nếu quý vị muốn nghiên cứu hãy thử đến tham quan trang ghi chép điện tử (Blog) của chúng tôi theo địa chỉ: http://tuphapninhbinh.blogspot.com/. Xin các đồng nghiệp góp ý và cùng trao đổi. Nếu muốn các bạn hoàn toàn có thể tạo cho mình những trang như vậy theo hướng dẫn ở cuối trang ( truy cập vào trangwww.hoctro.blogspot.com). Nếu không có gì phức tạp về mặt pháp lý đề nghị quản trị mạng hãy tạo liên kế tới Blog của chúng tôi. Xin cảm ơn!
Quý Dương – Phòng tuyên truyền Sở Tư pháp Ninh Bình)
Ninh Bình: Phòng tuyên truyền Sở Tư pháp sử dụng công cụ miễn phí trên mạng Internet (Blog) phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.
27/10/2006
Trong thời gian qua, công nghệ thông tin có những bước tiến nhanh chóng về mọi mặt, nhờ vậy mà cán bộ, công chức nói riêng và các tầng lớp nhân dân nói chung (đặc biệt là thế hệ trẻ mà các cơ quan thông tin đại chúng hay gọi là thế hệ “ 8X” “ 9X” ) được thừa hưởng nhiều tiện ích do Công nghệ thông tin mang lại. Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội để phục vụ cho Hội nhập kinh tế quốc tế.
Tại sao? Có nhiều cái khó nhưng nhìn chung chúng ta những người trong cuộc có thể nhận thấy có thực trạng sau:
- Không ít cơ quan, đơn vị được đầu tư thiết bị, cơ sở hạ tầng mạng thì không có cán bộ đủ trình độ tiếp nhận vận hành hiệu quả. Nơi thì lãnh đạo cơ quan không mặn mà lắm với việc tiếp cận các loại công nghệ mới...
- Nơi khác đã có biên chế và cán bộ có trình độ về CNTT thì chưa được cấp trang thiết bị ( do Dự án không thể đầu tư đồng loạt cho tất cả các đơn vị).
- Trang thiết bị khi chúng ta khi lập dự án thì phù hợp, nhưng khi mua sắm để trang bị cho cơ quan, đơn vị thụ hưởng dự án thì đã lạc hậu về công nghệ, nhiều thiết bị không đồng bộ, không tương thích, không phù hợp. Ví dụ: Nhiều Sở Tư pháp được cung cấp một số trang thiết bị nhưng những thiết bị này đã lỗi thời như Modem Dial Up quay số qua đường điện thoại. ( Chậm như “rùa” và kinh phí chi trả tính theo số phút truy cập mạng nên khá tốn kém).
- Có nơi sử dụng linh hoạt các dự án, tranh thủ các nguồn trang thiết bị đầu tư để phục vụ cho hoạt động Tin học hoá nền hành chính thì không có kinh phí để thiết kế riêng cho mình trang web ( Kinh phí thiết kế web, thuê duy trì bảo dưỡng, bảo mật hệ thống, cập nhật dữ liệu, thuê tên miền, chi trả nhuận bút cho tin bài ...). Thậm chí nhiều đơn vị không dám sử dụng dịch vụ ADSL ( dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao do sợ tốn kém kinh phí, nhưng thực ra nếu biết sử dụng, quản lý sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với truy cập qua đường điện thoại. Ví như Sở Tư pháp Ninh Bình sử dụng 11 máy tính cá nhân chỉ tốn khoảng từ 230.000 – 350.000đ/tháng, đồng thời dừng việc đặt các loại báo đã có trên mạng).
Đến đây, vấn đề đặt ra là có cách nào để ứng dụng CNTT phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật khi một số đơn vị đã có hệ thống mạng có kết nối Internet, có cán bộ hiều biết tin học với trình độ “ tàm tạm” đủ để tự quản lý, khai thác mạng. Qua tìm hiểu trên mạng chúng tôi thấy các bạn trẻ 8X, 9X sử dụng dịch vụ miễn phí “ Blog” để chia sẻ thông tin cho nhau. Vậy chúng ta có thể sử dụng dịch vụ miễn phí này để phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật... Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Nếu quý vị muốn nghiên cứu hãy thử đến tham quan trang ghi chép điện tử (Blog) của chúng tôi theo địa chỉ: http://tuphapninhbinh.blogspot.com/. Xin các đồng nghiệp góp ý và cùng trao đổi. Nếu muốn các bạn hoàn toàn có thể tạo cho mình những trang như vậy theo hướng dẫn ở cuối trang ( truy cập vào trang www.hoctro.blogspot.com). Nếu không có gì phức tạp về mặt pháp lý đề nghị quản trị mạng hãy tạo liên kế tới Blog của chúng tôi. Xin cảm ơn!
( Quý Dương – Phòng tuyên truyền Sở Tư pháp Ninh Bình)